Hỏi thăm nhà ông Đại, người lính bảo vệ cụ Hồ năm xưa thì cả xã Hà Bình - huyện Hà Trung – Thanh Hóa ai cũng biết. Đấy là một ngôi nhà nhỏ nằm trên lưng đồi bình dị như bao ngôi nhà khác vùng bán sơn địa này. Khi chúng tôi đến thì ông đang đánh trần đào giếng. Chẳng cần chúng tôi hỏi, ông đã bộc bạch hết gan ruột của mình. Những câu chuyện đời thường về Bác Hồ được ông kể sống động từng chi tiết, như cái ngày ông còn là tiểu đội trưởng tiểu đội bảo vệ nhà sàn, dù đã nửa thế kỉ trôi qua.








Bức ảnh hiếm hoi của Bác được bác Đại chụp lại





Ao cá Bác Hồ
Một sáng cuối xuân trời vẫn còn lạnh năm 1964 Bác cho gọi đồng chí


“Tôi tên là Bùi Văn Đại, sinh năm 1942, cầm tinh con ngựa nên ở một chỗ là chồn chân mỏi gối lắm. Từ nhỏ đi chăn trâu đã khoẻ nhất làng. Mười tám tuổi tôi nhập ngũ. Chắc thấy tôi nhanh nhẹn khoẻ mạnh nên các đồng chí thủ trưởng chọn tôi vào lớp huấn luyện đặc biệt. Sau dăm năm huấn luyện tôi được phân công vào đội 1 đội cảnh vệ. Còn gọi là đội bảo vệ nhà sàn năm 1960. Từ đó đến khi Bác mất tôi luôn được ở bên Bác, canh từng giấc ngủ của Bác. Bác ngồi làm việc trong nhà sàn thì tôi bồng súng đứng gác ở cầu thang. Đêm nào cũng nghe từng tiếng thở dài hay trở mình của Bác. Đó là niềm vinh hạnh đặc biệt mà số phận đã dành cho tôi”.


Vũ Kỳ lên bảo dưới ao có một con cá to lắm. Nó quẫy suốt đêm không cho Bác chợp mắt. Con cá chép nặng vài yến chứ chẳng chơi. Bác bảo phải bắt nó thôi chứ nếu không chẳng mấy chốc nó sẽ ăn hết cá trong ao mất. Vâng lời Bác đồng chí Vũ Kỳ cho gọi anh em cảnh vệ đến triển khai việc đánh cá ngay. Kế hoạch đưa ra là làm sao phải bắt được con cá mà không làm ảnh hưởng đến lũ cá con trong ao. Có anh em đưa ra ý kiến dùng súng giảm thanh để bắn nhưng đồng chí Vũ Kỳ nhất quyết không đồng ý. Thế là chỉ còn cách dùng lưới, quây 2 vòng may ra mới có thể bắt con cá. Ông và một người bạn trong tiểu đội ngay lập tức chạy ra Hồ Tây mượn tạm mấy tấm lưới cùng chiếc thuyền nan về để triển khai việc đánh cá. Con cá to, trời rét, nước sâu, cứ mỗi khi khi lưới quây được thì con cá lại phóng qua mất, cả mấy giờ đồng hồ trôi qua mà con cá khôn ngoan bướng bỉnh vẫn không chịu nằm trong lưới. Trời rét, anh nào anh nấy bắt đầu lạnh vì ngâm mình dưới ao lâu. Lúc ấy Bác bảo nhà bếp lấy ra một chai nước mắm, anh em mỗi người uống một ngụm xuống ao sẽ không còn thấy lạnh. Bác còn chỉ thêm về cách bắt con cá. Phải quây lưới thành 3 vòng, vòng ngoài cao hơn vòng trong, từ từ khép vòng vây thì mới có thể bắt được con cá. Anh em thực hiện theo gợi ý của Bác. Ngay lần đầu tiên đã tóm cổ được con cá cứng đầu. Con cá to lắm, phải 3 đồng chí mới cảnh vệ được rèn luyện đặc biệt như thế mà khó khăn lắm mới đưa được lên bờ. Đồng chí Vũ Kỳ bảo đưa con cá lại chân nhà sàn để cân xem nó nặng bao nhiêu cân. Đấy là chiếc cân mà ngày nào Bác cũng kiểm tra sức khoẻ để ngay chân cầu thang. Cả tiểu đội đánh vật với con cá mà không tài nào cân nổi. Cứ chưa kịp để lên cân thì con cá lại nhảy xuống đất. Anh em đang loay hoay chưa biết làm sao để cân được con cá thì Bác lên tiếng. Bác bảo 2 đồng chí ôm con cá rồi bước lên cân. Sau đó bỏ con cá xuống cân xem mình nặng bao nhiêu thì sẽ biết được trọng lượng của con cá. Có thế chứ, thế mà chẳng ai nghĩ ra. Con cá nặng đúng 27 kg không hơn không kém.


Sau đó anh em tập trung làm thịt cá. Bác bảo có con cá to Bác không ăn hết nên chia ra làm nhiều phần đi biếu các đại sứ quán và các đồng chí trong trung ương. Chỉ để cho bác một miếng nhỏ thôi. Còn cái đầu và bộ lòng cá thì anh em cảnh vệ nấu giấm liên hoan. Ai cũng vui vẻ. Con cá to, dạ dày ăn sần sật như dạ dày lợn, ngon lắm. Cho đến tận bây giờ ông vẫn còn nhớ hương vị đặc biệt của nó. Ông bảo đấy là miếng cá ngon nhất mà ông đã được thưởng thức.
Sinh nhật giản dị của Bác





[replacer_img]





Bác Đại kể lại câu chuyện của Bác Hồ





Năm nào cũng thế cứ đến 19/5 là Bác lại đi từ sáng sớm. Bác không muốn mọi người nhân sinh nhật Bác đến làm xáo trộn sinh hoạt. Hơn nữa Bác sợ mọi người sẽ bày vẽ tổ chức sinh nhật tốn kém, quà cáp khó xử. Nhất là với các đoàn khách quốc tế. Sáng ngủ dậy là Bác đi ngay, chiều chập choạng tối là đoàn về đến Hà Nội. Lịch trình của Bác năm nào cũng như vậy, không bao giờ thay đổi. Sinh nhật Bác năm 1965 Bác đi lên Đá Chông Ba Vì. Sáng 8h bắt đầu xuất phát. 9h sáng xe lên đến đơn vị bộ đội biên phòng ở K9. Bác thăm các chiến sĩ quân hàm xanh ở đơn vị. Cả đại đội đóng quân ở K9 ai cũng vui mừng vì bất ngờ được đón Bác về thăm đúng vào ngày sinh nhật Bác. Đồng chí đại đội trưởng cùng tất cả anh em dẫn Bác ra thăm quan quả đồi chăn bò, trồng rau của đơn vị. Bí bò lan khắp nơi nhiều không thể đếm hết. Bác hỏi đồng chí đại đội trưởng ước lượng xem cả quả đồi có bao nhiêu quả bí. Đồng chí đại đội trưởng gãi đầu gãi tai báo cáo bác là không có cách nào đếm được, vì quả đồi rộng quá. Bác cười vui bảo đấy là các đồng chí chưa có cách, nếu có cách thì quả đồi rộng hơn nữa, bí nhiều nữa vẫn có thể đếm được. Bác còn cho anh em mở tiệc, sinh nhật Bác anh em được nghỉ, làm thịt bò để liên hoan, chọn con bò to nhất trong đàn làm thịt để tất cả mọi người cùng vui vẻ. Trong lúc bộ phận anh nuôi làm thịt bò, chuẩn bị bữa trưa thì Bác cho tập hợp toàn đại đội lại. Bác bảo đồng chí đại đội trưởng chọn ra 20 anh em, mỗi người chuẩn bị một con dao chặt 200 que đót. Mỗi đồng chí chặt đúng 200 que, cao 1m, vót nhọn một đầu. Cả đơn vị không biết Bác định làm gì nhưng ai cũng vui vẻ thực hiện mệnh lệnh. Không đủ dao nên anh em phải xuống nhà dân mượn cho đủ. Đồi trung du các bụi đót nhiều vô kể, chỉ loáng một chút mỗi anh em đã chặt đủ 200 que đót, mỗi người ôm một bó to tướng mang về. Lúc ấy Bác ra lệnh cho tất cả anh em trong đơn vị ôm bó đót ra vườn cứ chỗ nào có quả bí thì cắm 1 que đót xuống. Lúc ấy mọi người mới ngớ người ra biết là Bác đi đếm bí. Chỉ loáng một chút cả mấy ngàn quả bí đã được kiểm kê chính xác tuyệt đối. Cả đơn vị ai cũng lấm lét nhìn nhau cười. Bác cũng cười xoà Bảo với mọi người các đồng chí bảo không tài nào có thể đếm được bí nhưng Bác đếm được. Việc nào dù khó đến mấy chỉ cần chịu khó suy nghĩ một chút cũng sẽ có cách thực hiện.
Bữa cơm trưa thật vui. Có đồng chí còn vinh hạnh được hát mừng sinh nhật Bác. Vui nhất là được nghe Bác kể chuyện và đọc thơ. Khoảng 4h chiều Bác trở về.
Câu chuyện của chúng tôi và người chiến binh già cứ miên man tưởng như không có hồi kết. Ông tiễn chúng tôi, trước khi tạm biệt ông còn dặn lại chúng tôi khi nào có dịp quay về đây, ông sẽ kể thêm nhiều chuyện về Bác. Những câu chuyện này nếu không được lưu giữ chắc nó sẽ mất đi theo ông… Chỉ có một điều khiến ông băn khoăn mãi là những kỉ vật quý báu của Bác, ông đã hiến tặng cho Bảo tàng Hồ Chí Minh ngay từ những ngày đầu hoạt động. Bởi thế mà sau bao nhiêu năm ông chẳng còn giữ được dù chỉ là một tấm ảnh chụp chung với Bác để thỉnh thoảng đem ra xem và “khoe” với con cháu, chòm xóm.







Theo ngaynay.vn

View more the latest threads: