Xây bảo tàng cho ký ức dân tộc
Năm 1967, khi vừa tròn 18 tuổi, dù thuộc diện miễn nhập ngũ vì có anh trai là liệt sĩ, người thanh niên Nguyễn Mạnh Hiệp vẫn tình nguyện tham gia quân ngũ theo tiếng gọi của Tổ quốc. Anh được biên chế vào Tiểu đoàn 420, Sư đoàn 320B. Trải qua ba tháng huấn luyện tân binh tại vùng giáp ranh giữa tỉnh Ninh Bình và Hòa Bình, anh nhận lệnh đi B với nhiệm vụ trinh sát bảo vệ cho Quân khu Trị Thiên.







Ông Hiệp chia sẻ về những ký ức chiến tranh của mình một thời





Người lính già kể cho chúng tôi nghe về những tháng ngày gian khổ mà anh dũng, về chiến tích lẫy lừng khi ông cùng đồng đội đập tan cuộc càn quét của 13 tiểu đoàn địch tại đồi Abia năm 1968. Lửa chiến đấu còn đang sôi sục thì bất ngờ năm 1969, ông bị thương nặng buộc phải chuyển về điều trị tại Đoàn 580 (Quảng Bình). Nhưng cũng chính khoảng thời gian nằm trên giường bệnh đã cho ông những cảm nhận sâu sắc nhất về nghĩa tình đồng đội.







Ba lô và túi xách một thời đi lính của ông Hiệp





Giờ đây, ông vẫn không quên niềm xúc động vô bờ khi được Thiếu tướng Trần Minh Đức cùng anh em chiến sĩ trực tiếp đến thăm, tặng ông một chiếc chăn và một chiếc võng. Món quà đơn giản vậy thôi nhưng đã đủ sức sưởi ấm trái tim của người thương binh nặng hạng 4/4, đồng thời trở thành động lực thôi thúc ông trong những năm tháng sau này quyết tâm kiếm tìm những kỷ vật của chiến trường để dựng lên bảo tàng của ký ức.







Những kỷ vật được ông Hiệp trưng bày ngoài sân





Dường như ông Hiệp đã dành hết tâm huyết của mình vào những kỷ vật chiến tranh này, để mọi người có thể thăm quan và ghi nhớ những hình ảnh về chiến tranh ông đã lấy chính ngôi nhà của mình để làm bảo tàng ký ức chiến tranh này. Tất cả những kỷ vật ông tìm được, mua được hay được người ta tặng ông đều bày biện từ ngoài sân đến trong nhà. Ông cũng đã xây thêm hẳn một căn phòng làm nơi bày biện riên cho những kỷ vật.
Những kỷ vật biết nói
20 năm qua không biết bao nhiêu lần ông đã lặn lội từ Hà Nội vào tận chiến trường Bình – Trị - Thiên để siêu tầm những kỷ vật chiến tranh cả của ta cả của quân Mỹ. Suốt bao năm qua một mình ông cứ lặng thầm đi tìm những kỷ vật, mỗi lần đi ông phải vào rừng, trèo đèo lội suối mới tìm được nhiều kỷ vật rải rác trong rừng.







Tấm kính vỡ của máy bay dịch bị bắn rơi





Trong nhà của ông Hiệp đến thời điểm này không biết có bao nhiêu kỷ vật chiến tranh nữa, dẫn chúng tôi đến một tấm kính vỡ ông bảo: “Đây là tấm kính máy bay trực thăng cán gáo của địch ở chiến trường Trị - Thiên được đơn vị của tôi bắn rơi được cất ở trong đơn vị của tôi và sau này tôi vào xin về để trưng bày. Rồi chiếc quạt máy bay sắt méo mó, nó từng là cánh máy bay từ trường của Mỹ và tôi cũng phải vào tận quảng trị lấy”.







Quả bom 500 cân được ông Hiệp chuyển từ chiến trường quảng trị về





Trước cửa phòng di tích ông Hiệp để những vỏ bom rất to nặng tới 500 cân của mỹ, loại bom này ngày xưa có sức công phá rất lớn. Chỉ vào một chiếc vỏ Pháo để ở cửa ra vào phòng trưng bày, ông Hiệp nói: “Pháo này gọi là vua chiến trường, độ tàn phá của nó rất mạnh, độ sát thương lớn, nó nổ ra thành nhiều mảnh nhỏ, nhất là thời kỳ 68, mỗi ngày chiến trường chịu hàng nghìn quả pháo này”. Những quả bom, hay pháo này đều được ông Hiệp đưa từ tận Quảng Trị về. Ông Hiệp chỉ cho tôi một cái cây sắt có 4,5 tua tỏa ra xung quanh và cho biết đó là cây nhiệt đới, loại cây này ngày xưa được địch dùng để phát hiện quân ta.







Những chiếc can để đựng xăng và hộp đựng đạn tại bảo tàng





Trong số hàng nghìn hiện vật, có khoảng một nửa số hiện vật của Mỹ. Còn lại là các hiện vật của bộ đội ta như: Xẻng công binh, mũ, ba lô, tên lửa vác vai của bộ đội can đựng xăng dầu của liên xô, hòm đựng đạn của liên xô…. Rồi cả những chiếc nồi nấu cơm của bộ đội cũng được ông Hiệp siêu tầm và cho biết năm 1968 bộ đội chỉ đói chỉ có nửa niêu cơm này mà ăn thôi.







Những chiếc nồi nấu cơm của bộ đội năm xưa





Những hiện vật trưng bày tại bảo tàng là những câu chuyện, những dấu ấn về cuộc kháng chiến thần kỳ của dân tộc, chúng nói lên sự khốc liệt của dân tộc. Phần lớn là những kỷ vật ông phải đánh đổi bằng thời gian, công sức và tiền bạc để sưu tầm. Hễ biết ở đâu có kỷ vật chiến tranh, ông lại xách ba-lô lên đường, đến tận nơi để tìm về.
Xem thêm:
-Chuyện chưa kể về Lữ đoàn phá đá - mở đường trong chiến dịch Trị - Thiên - Huế
-Làng chiến tích K.130: Dỡ nhà làm đường

Theo ngaynay.vn

View more the latest threads: