Mục sư John Hagee, người cho rằng hiện tượng trăng máu có thể kéo theo động đất hủy diệt loài người.





'Mặt Trăng máu' đầu tiên đã xuất hiện vào 15/4 năm 2014, lần thứ hai vào ngày 8/10 năm 2014 và lần thứ ba vào ngày 4/4 năm 2015 - mỗi lần cách nhau 6 tháng. Việc 'Mặt Trăng máu' xảy ra cách nhau đều như vậy chỉ mới được vài lần ít ỏi trong suốt 2.000 năm qua.
Theo hai mục sư Mark Blitz và John Hagee, 'cuộc chiến cuối cùng giữa Thiện và Ác' (Armageddon) sẽ xảy ra vào thời điểm xuất hiện 'Mặt Trăng máu' thứ tư trong vòng 18 tháng qua, tức là ngày 28/9 tới đây.







'Mặt Trăng máu' xuất hiện ngày 28/9 có thể sẽ kéo theo động đất hủy diệt loài người





Mục sư Mark Blitz, người viết cuốn sách “Blood Moons: Decoding the Imminent Heavenly Signs” (Mặt Trăng máu: Giải mã những dấu hiệu từ Thiên Đường) cho biết những lần xuất hiện 'Mặt Trăng máu' liên tiếp 4 lần trong lịch sử đều trùng với những sự kiện quan trọng của người Israel và người Do Thái. Mục sư Blitz cho biết ông đã nghiên cứu tần suất xảy ra động đất và nói rằng suốt 10 năm qua, số các trận động đất đã tăng hơn hai lần.
Mục sư Hagee, người sáng lập kiêm mục sư trưởng của một “siêu nhà thờ” ở Texas với hơn 20.000 tín đồ cũng nêu lên những khẳng định tương tự trong cuốn sách “Four Blood Moons” (Bốn Mặt Trăng máu) của mình: “Bầu trời là bảng thông báo của Chúa. Người đã luôn gửi những dấu hiệu tới Trái Đất, nhưng chúng ta lại không để tâm. Hai 'Mặt Trăng máu' năm 2014 và 2015 đều chỉ tới những sự kiện quan trọng ở Trung Đông và do đó sẽ thay đổi cả thế giới. Khi người Mỹ quan sát 'Mặt Trăng máu' hồi tháng 4, chính phủ Ukraine đã có đợt tấn công đầu tiên giành lại những tòa nhà bị phe ly khai chiếm đóng'.







Mặt Trăng máu - một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú ẩn chứa nhiều bí ẩn





Tuy nhiên, bên cạnh đó, lý giải về sự trùng lặp của hiện tượng mặt trăng máu với các ngày lễ lớn của người Do Thái, hai chuyên gia Bruce McClure và Deborah Byrd trong bài viết trên EarthSky.org cho rằng, không có gì phải ngạc nhiên khi các kỳ trăng tròn trùng hợp với những ngày lễ quan trọng của người Do Thái, vì lịch của dân tộc này về cơ bản là lịch âm. Hơn nữa, hai chuyên gia cũng cho biết, có đến 3 trong 4 lần Nguyệt thực sẽ không được nhìn thấy từ Israel (quốc gia của người Do Thái).
Theo các nhà thiên văn học, hiện tượng mặt trăng máu thực chất chỉ là Nguyệt thực toàn phần. Lúc đó, Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng. Mặt Trăng sẽ bị bóng của trái đất che phủ hoàn toàn khiến cho Mặt Trời không thể chiếu trực tiếp vào nó. Lúc này, Mặt Trăng sẽ thay đổi nhiều màu sắc khác nhau do hiện tượng tán xạ.
Theo NASA, khi ánh sáng Mặt Trời đi xuyên qua lớp khí quyển Trái Đất, do hiện tượng tán xạ nên các bước sóng ngắn màu xanh, tím... sẽ bị khí quyển hấp thụ gần như hoàn toàn. Ánh sáng có màu đỏ có bước sóng dài có khả năng xuyên qua bầu khí quyển nhiều nhất.
Ông Perry Vlahos - người phát ngôn của Hội thiên văn ở Victoria (Australia) cho biết, những màu sắc của Mặt Trăng khi nguyệt thực là do tro bụi núi lửa trong khí quyển gây ra. Lượng tro bụi từ các vụ phun trào gần đây càng nhiều, màu sắc của Mặt Trăng càng đậm. Ông cũng cho rằng, màu sắc này càng đậm thì càng tốt.







Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Điệp chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin.





Nói về hiện tượng trăng máu xuất hiện đều đặn 2 năm vừa qua và đang gây xôn xao dư luận, tiến sỹ Nguyễn Hoàng Điệp, giám đốc Trung tâm Dịch thuật, Dịch vụ Văn hóaKhoa học công nghệ thuộc Liên hiệp hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam cho biết: “Tôi cho rằng chu kì trăng máu xuất hiện 6 tháng một lần kèm theo động đất và núi lửa là hiện tượng bình thường của tự nhiên”.
“Hiện tượng trăng máu là điềm báo của sự ô nhiễm môi trường đến mức báo động. Đó là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học, không gắn với lực lượng siêu nhiên, quái đản như chúng ta vẫn nghĩ”, ông cho biết thêm.
Như vậy, hiện tượng mặt trăng máu thực chất chỉ là một hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp, nó không phải là dấu hiệu của thiên tai, cũng chẳng hề liên quan tới đại họa diệt vong của loài người. Được biết, trong thế kỷ 21, sẽ có tổng cộng 8 lần xảy ra hiện tượng tứ kỳ nguyệt thực.
Minh Châu (t/h)

Xem thêm:
- Địa điểm xem Nguyệt thực toàn phần tại Việt Nam
- Nhật thực toàn phần và Siêu trăng cùng xuất hiện ngày 20/3
- Cận cảnh 'trăng máu' ở Hà Nội tối 8/10







Theo ngaynay.vn