Tại khu vực Tây Bắc Ba Lan thời hậu Trung Cổ, các nhà khoa học phát hiện 6 trong 60 ngôi mộ được khảo sát có cách chôn cất ngăn người chết sống lại để thành ma cà rồng. Cách thức chôn cất này thường xảy ra trong khoảng thế kỷ 17 và 18 nơi có dịch tả lan tràn tại Đông Âu.



Được biết trước đó, khi các nhà khoa học phát hiện những ngôi mộ cổ ở có thi hài bị gông cổ và chèn đá, họ cho rằng những người không may này bị người xưa tình nghi là ma cà rồng. Một phát hiện mới đây hé lộ khả năng những người này chết vì bệnh dịch tả nhưng dân làng e rằng họ sẽ sống dậy từ thế giới bên kia mang căn bệnh chết người trở lại.















Trong nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Plos One, các nhà khoa học Mỹ đến từ Trường ĐH Nam Alabama đã sử dụng phương pháp đo tỉ suất đồng vị phóng xạ pronti men răng trong khảo cổ học và đối chiếu với bản khảo sát ở các loài vật địa phương để xác định những thi hài nói trên chính là cư dân khu vực này.



“Người dân thời hậu trung cổ không hiểu về cách thức bệnh dịch lây lan và thay vì giải thích theo khoa học, họ lý giải theo cách siêu nhiên và cụ thể là ma cà rồng”, TS Lesley Gregoricka, đồng tác giả nghiên cứu giải thích.



Xem thêm:
- Khám phá mới về đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng
- Sự thật về xác tàu 'ăn thịt người' tại Bắc Cực
- Bí mật bao trùm mộ Tần Thủy Hoàng





Theo ngaynay.vn