1. Tại sao bầu trời lại có màu xanh?

Màu xanh của bầu trời được quyết định bởi ánh sáng Mặt trời. Ánh sáng mặt trời có 7 gam màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Ánh sáng màu đỏ có bước sóng dài nhất nên mạnh nhất nên mạnh nhất, kế đến là ánh sáng màu da cam, vàng, lục... và yếu nhất là ánh sáng tím.







Mặt trời với những gam màu tạo nên cuộc sống













Ánh sáng đỏ mạnh nhất trong 7 gam màu





Khi ánh sáng Mặt trời xuyên qua tầng khí quyển, ánh sáng đỏ mạnh nhất nên nhanh chóng chuyển xuyên qua lớp khí dày, tiếp đó là ánh sáng cam, vàng, lục; còn lại ánh sáng lam (xanh da trời) và ánh sáng chàm bị giữ lại trong tầng khí quyển bị lớp bụi bặm và hơi nước trong tầng khí quyển đùn qua đẩy lại, phản xạ qua và phản xạ lại, cuổi cùng nhuộm cả tầng khí quyển thành màu xanh.







Bầu trời xanh





Nhìn từ mặt đất, bầu trời tất nhiên là một màu xanh, khi đi máy bay nhìn ra xung quanh bạn sẽ thấy bầu trời càng xanh hơn; nếu ngồi trên tàu vũ trụ bay ra khỏi tầng khí quyển, sẽ thấy bầu trời không còn màu xanh nữa, mà chỉ toàn một màu tím. Vì ánh sáng tím yếu nhất, nên bị 'giam' lại ngoài tầng khí quyển.
2. Tại sao nước biển có màu xanh?

Màu xanh của biển cũng được quyết định bởi ánh sáng Mặt trời. Như đã biết, ánh sáng Mặt trời có 7 gam màu: đỏ, cam,vàng, lục, lam, chàm, tím. Khi ánh sáng Mặt trời chiếu lên mặt biển, những ánh sáng có bước sóng dài như ánh sáng đỏ, cam có thể xuyên qua mọi vật cản và tiến thẳng về trước, chúng không ngừng bị nước biển và các sinh vật biển (lí giải tại sao nước sông không có màu xanh) hấp thu.







Nước biển xanh





Còn những ánh sáng có bước sóng ngắn như ánh sáng lam, tím tuy cũng có một phần bị nước biển và tảo biển hấp thụ nhưng phần lớn khi gặp sự cản trở của nước biển đều lần lượt tán xạ ra xung quanh hoặc phản xạ ngay trở lại. Cái mà chúng ta nhìn thấy chính là phần ánh sáng bị tán xạ hay bị phản xạ ra. Nơi có vùng nước biển càng sâu, ánh sáng xanh bị tán xạ và phản xạ sẽ càng nhiều, cho nên biển càng có màu xanh ngọc bích.
3. Tại sao lại gọi là Biển Đỏ?

Biển Đỏ, hay còn gọi là Hồng Hải hay Xích Hải, là một vịnh nhỏ của Ấn Độ Dương nằm giữa châu Phi và châu Á.







Biển Đỏ





Tên gọi của biển này không phải để thể hiện màu nước của nó. Nó có thể là sự thể hiện cho sự nở rộ theo mùa của một loại tảo lam có màu đỏ Trichodesmium erythraeum gần với nước bề mặt. Khi có sự khuếch tán ánh sáng Mặt trời, màu đỏ của biển trông càng rộng và rực hơn.
4. Tại sao lại gọi là Biển Đen?

Còn có tên là Hắc Hải, Biển Đen là là một biển nội địa nằm giữa Đông Nam châu Âu và vùng Tiểu Á.







Biển Đen





Sở dĩ vùng biển này có màu đen là vì vì nước biển chứa nhiều chất H2S (hiđrô sunfua). Hợp chất này làm sậm màu nước biển bắt đầu từ độ sâu khoảng 100m trở xuống.
5. Tại sao sóng biển lại có màu trắng?

Chúng ta có một chiếc cốc thủy tinh trong suốt không màu, các miếng thủy tinh sau khi cốc bị vỡ vẫn trong suốt, nhưng khi chũng ta gom chúng lại với nhau, chúng sẽ có màu trắng xóa. Hơn nữa thủy tinh vỡ càng vụn, đống vụn lại có màu sắc càng trắng. Nếu thủy tinh bị vỡ thành các hạt thủy tinh (giống như bột) thì nó sẽ trông nư một đống tuyết.
Tại sao lại như vậy?
Thực ra thủy tinh có thể xuyên thấu ánh sáng mặt trời và cũng có thể phản xạ lại, thủy tinh chất thành đống nên khi có ánh sáng chiếu qua, ngòai hiện tuợng phản xạ còn sảy ra nhiều đợt khúc xạ, còn tia sáng sau khi trải qua nhiều lần chiết quang sẽ khúc xạ hoặc tán xạ ra theo những hướng khác nhau. Mắt chúng ta gặp phải những tia sáng này sẽ có cảm giác trắng xóa.
Sóng biển cũng giống như các hạt nhỏ thủy tinh vỡ, nó cũng làm cho tia sáng mờ ảo đi, vì thế khi nhìn thấy có màu trắng.
<h3>






Sóng biển




</h3>
Tuyết trắng cũng tương tự như thủy tinh vỡ bởi vì chất cấu tạo nên hoa tuyết là băng đá mà băng đá lại có kết câu phức tạp,nó có thể làm cho ánh sáng sảy ra các hiện tượng phản xạ, phản xạ toàn phần và khúc xạ, kết quả là hình thành nên màu trắng suốt.
6. Vì sao Mặt trời buổi sớm và buổi chiều tối lại có màu đỏ?

Ánh sáng của Mặt Trời gồm 7 màu sắc: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, tràm, tím. Vào thời điểm buổi trưa, Mặt Trời chiếu thẳng xuống tầng khí quyển trên đầu chúng ta, lúc này cự ly giữa Mặt trời và Trái đất tương đối gần, 7 loại ánh sáng trên đều có thể xuyên qua tầng khí quyển để đến Trái đất, do đó chúng ta sẽ thấy Mặt trời lúc này có màu trắng.







Bình minh














Hoàng hôn





Còn lúc sáng sớm và chiều tối, khi Mặt trời chiếu vào tầng khí quyển qua một góc nghiêng, khoảng cách với Trái đất cũng xa hơn, các tia sáng có bước sóng ngắn như tia màu lam, tia màu tràm, tia màu tím dễ bị tầng khí quyển hấp thụ và phản xạ, chỉ có các tia sáng màu đỏ và da cam với bước sóng dài mới có thể vượt qua tầng khí quyển để đến với mặt đất. Do đó, nhìn Mặt trời vào buổi chiều muộn và sáng sớm ta sẽ thấy Mặt trời có màu đỏ hoặc da cam.
7. Tại sao lá cây lại màu xanh?

Lá cây và cỏ sở dĩ có màu xanh là bởi vì trong lá của chúng có rất nhiều các hạt màu xanh nhỏ bé, chất diệp lục này là chất màu xanh quan trọng tồn tại trong thể diệp lục của tế bào thực vật. Nó có thể lợi dụng nước, không khí và ánh sáng Mặt trời để tạo ra các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật. Thông thường, chất diệp lục của thực vật cao cấp không phải là hợp chất tồn tại đơn lẻ, mà là hai chất diệp lục khác nhau ­ chất diệp lục a và chất diệp lục b được trộn lẫn với nhau tạo nên, chất diệp lục a là màu xanh lam chất diệp lục b là màu xanh vàng.







Chất diệp lục





Trên thực tế không chỉ có lá cây và cỏ có chất diệp lục, trong vỏ ngoài của rất nhiều loại quả khi chưa chín cũng có chất diệp lục, vì vậy chúng cũng có màu xanh giống như lá cây.







Lá cây có màu xanh nhờ có chất diệp lục





Ngoài ra, lá cây mới mọc thường có màu xanh nhạt. Đó là vì chất diệp lục trong lá cây mới mọc rất ít. Khi chúng lớn, chất diệp lục trong chúng trở nên nhiều hơn, hơn thế chất diệp lục trong phần trên chiếc lá hướng về phía mặt trời sẽ nhiều hơn phần dưới chiếc lá hướng về phía mặt đất. Đây là nguyên nhân tại sao hai mặt của một chiếc lá có màu đậm nhạt khác nhau.
8. Tại sao lá cây có màu đỏ, vàng?

Về cơ bản, bên trong cấu trúc lục lạp của tế bào thực vật có chứa một loại sắc tố được gọi là diệp lục. Đây chính là sắc tố đã tạo nên màu xanh cho lá cây. Các phân tử diệp lục tố có khả năng hấp thụ các bước sóng của ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh dương trong ánh sáng trắng của Mặt trời. Còn lại bước sóng ánh sáng xanh lá sẽ được phản xạ đến mắt người. Do đó, khi quan sát lá cây chúng ta sẽ thấy nó có màu xanh.







Lá cây màu đỏ





Diệp lục tố (C55H70MgN4O6) còn là thành phần thiết yếu trong quá trình quang hợp - quá trình chuyển đổi năng lượng từ ánh sáng Mặt Trời thành năng lượng hóa học. Trong quá trình này, diệp lục sẽ dùng ánh sáng Mặt trời để cung cấp năng lượng cho việc chuyển đổi CO2 và nước thành khí Oxy và hợp chất hữu cơ.







Lá cây màu vàng





Các hợp chất hữu cơ này được ví như nguồn 'thức ăn' cung cấp cho sự sinh trưởng của thực vật. Tuy nhiên, chất diệp lục tồn tại tương đối không ổn định và liên tục bị phân hủy trong tế bào thực vật. Do đó, thực vật cần phải có nhiệt độ và ánh sáng từ Mặt trời để luôn duy trì đủ lượng diệp lục cần thiết trong lá cây. Vào mùa hè, chất diệp lục liên tục được sản xuất và tái tạo một cách dồi dào bên trong lá cây.
Tuy nhiên, diệp lục không phải là loại sắc tố duy nhất trong lá cây. Một loại sắc tố khác được tìm thấy trong lục lạp của nhiều loài thực vật là Carotene (C40H36). Carontene có khả năng hấp thụ ánh sáng xanh dương và xanh ngọc. Vì vậy, ánh sáng phản xạ từ lá trở lại mắt người sẽ có màu vàng và cam.
Trực tiếp phiên toà phúc thẩm xét xử bầu Kiên và đồng phạm



Xem thêm về Khoa học:
1. Năng lượng tối và hành trình khám phá bí ẩn lớn nhất trong vũ trụ
2. Bí mật Hải Vương tinh, hành tinh khổng lồ lớn hơn Trái đất 17 lần
3. Khám phá bí mật bên trong lõi Trái đất
4. Khám phá bí mật của sao Kim, hành tinh duy nhất quay ngược chiều kim đồng hồ
5. Hành trình khám phá bí ẩn não bộ, cơ quan phức tạp nhất vũ trụ


Theo ngaynay.vn