Buộc chân, cắt ngón tay hay bôi nhọ cô dâu là một trong số những hủ tục khiến nhiều người sợ hãi.


1. Buộc chân


Có nhiều giả thuyết về xuất xứ của tục bó chân. Một trong những giả thuyết được nhắc đến nhiều nhất là câu chuyện về một cung phi của vua Hán Thành Đế tên là Triệu Phi Yến. Nàng đã quấn những dải lụa quanh bàn chân và nhảy múa. Hán Thành Đế vì rất ấn tượng với dáng điệu của Triệu Phi Yến khi nhảy múa trên đôi chân bó gọn nên gọi nó là "Kim liên tam thốn" (Gót sen ba tấc) và ra lệnh cho những cung phi khác cũng bắt chước theo.




Nếu trước đây chỉ có phụ nữ trong gia đình cao quý mới bó chân thì đến thời nhà Thanh, tục lệ này đã trở thành trào lưu trong xã hội, rồi dần dần biến thành tập tục và gu thẩm mỹ “bệnh thái” (Ảnh: Internet)

Tục bó chân vẫn tồn tại ở Trung Quốc cho đến tận thế kỉ 20. Mãi đến năm 1911, tập tục này mới được bãi bỏ hoàn toàn và được đông đảo dân chúng tách ra khỏi giá trị thẩm mỹ và đạo đức. Trên các trang mạng xã hội ở Việt Nam cách đây không lâu đã có rất nhiều bài viết nói về hủ tục cực kì dã man này. 90% bé gái Trung Hoa ngày xưa, khoảng 5 hay 6 tuổi, đều phải đau khổ vì tục bó chân này. Sự tăng trưởng của đôi bàn chân đã phải ngưng lại để cho kích thước của chúng không vượt quá kích thước lý
tưởng 7,5cm. Đó được xem là kích thước của một đôi gót sen vàng.


Người Trung Quốc xưa yêu cầu các cô gái trẻ phải trải qua một quá trình buộc chân vô cùng đau đớn kéo theo sự suy nhược trầm trọng về sức khỏe. Nhằm tránh cho đôi chân trở nên quá to và không thể lấy được chồng, các cô gái phải tự bó nẹp chân mình cho thật “đẹp” tới mức nó khiến xương hoàn toàn bị biến dạng.


2. Cắt ngón tay


Nhằm thể hiện lòng xót thương của người dân trong bộ tộc Dani với người chết, họ đã thi hành nghi lễ “man rợ” này. Khi một thành viên trong gia đình qua đời, người phụ nữ thân thích trong nhà bắt buộc phải cắt đi một đốt ngón tay.


Trước khi bị cắt, các ngón tay sẽ được buộc chặt bằng một sợi dây cao su trong khoảng 30 phút, mục đích là để làm cho phần đầu ngón tay bị tê liệt và không còn cảm giác đau. Sau khi đã cắt xong, các đầu ngón tay sẽ được gom lại và phơi khô rồi đốt thành tro. Số tro này sẽ được chôn ở một nơi đặc biệt.




Nếu gia đình có những bé gái còn nhỏ thì người mẹ sẽ trực tiếp dùng răng để cắn đứt ngón tay của đứa con. Họ tin rằng việc làm này giúp đứa bé đó thông minh hơn hay sống lâu hơn (Ảnh: Internet)

Tập tục này được xem là biểu hiện chân thực nhất nỗi đau mất mát người thân. Trong trường hợp này, việc cắt ngón tay sẽ được thực hiện bởi một thành viên thân cận của gia đình như cha, mẹ hoặc anh em. Không những cắt ngón tay, họ còn trát đất sét và tro lên mặt để bày tỏ sự xót thương.


Giờ đây, người Dani đã không còn duy trì phong tục kinh dị này nữa.


3. Bôi nhọ cô dâu





Họ tin rằng, cô dâu bị sỉ nhục như vậy mới có thể tồn tại được ở bất kỳ hoàn cảnh nào, thậm chí là trong hôn nhân (Ảnh: Internet)

Để chuẩn bị trước thềm hôn nhân, những cô dâu ở Scotland bắt buộc phải trải qua một nghi lễ khá ghê tởm. Họ sẽ bị bạn bè của mình gây bất ngờ bằng việc phủ đầy trứng, sữa hỏng, lông gia súc và nhiều thứ kinh dị khác lên trên người. Sau đó họ buộc cô dâu nên một cái cây rồi ra ngoài. Hoặc cô dâu bị làm “nhục” sẽ được đưa diễu hành xung quanh thị trấn với mục đích thể hiện sự mạnh mẽ của bản thân sẵn sàng đối đầu với bất cứ thử thách sóng gió nào đến từ hôn nhân.


Kim Cúc






Theo ngaynay.vn