Triển lãm“Hội họa Việt Nam - Một diện mạo khác.” diễn ra từ 19-23/10/2015, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (số 66 Nguyễn Thái Học, HN).

Đây là cơ hội nhằm giới thiệu tới công chúng những tác phẩm quý giá của hội họa Việt Nam. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để nhìn lại lịch sử mỹ thuật Việt Nam, đánh giá vai trò của nghệ thuật trong đời sống xã hội.







Tác phẩm “Điểm tâm” của Lê Phổ. (Ảnh: BTC).





Điểm nhấn của triển lãm là những bức họa: “Điểm tâm” (Lê Phổ),“Người phụ nữ ở Pyrenees” (Lê Thị Lựu), “Đình nhà Mạc” (Trần Duy),“Phong trào hợp tác xã Đại Phong” (Phan Thông), “Chuyện trò” (Vũ Cao Đàm) và “Phong cảnh nông thôn” (Phạm Hậu)…
Đây là những bức tranh thuộc bộ sưu tập tư nhân của nhà sưu tập Nguyễn Minh - một trong những nhà sưu tập nghệ thuật hiếm hoi ở Hà Nội. Ông sở hữu bộ 200 tác phẩm hội họa của các nghệ sỹ thuộc nhiều giai đoạn khác nhau: từ thời kỳ trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, thời kỳ kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ, thời kỳ bao cấp đến giai đoạn Đổi mới…Đó là các tác giả Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm, Đặng Xuân Hòa, Thành Chương...







Phong cảnh của tác giả Nguyễn Văn Bình chưa rõ năm sáng tác, viết bằng chất liệu sơn mài.







Khởi nguồn từ sưu tập cổ vật, thư họa và nghệ thuật, Nguyễn Minh là một trong những nhà sưu tập văn hóa nghệ thuật hiếm hoi ở Hà Nội hiện nay. Trong những năm gần đây, khi ý thức được ý nghĩa và giá trị của sưu tập nghệ thuật, Nguyễn Minh đã tham gia các phiên đấu giá quốc tế. Từ đó, ông bắt đầu đem về nước nhiều tác phẩm nghệ thuật từ giới thiệu của các hãng Christie’s, Sotheby’s và các nhà đấu giá khác. Số phận của các tác phẩm chắc còn long đong nhiều, bởi khả năng lưu giữ có hạn của tất cả các nhà sưu tập Việt Nam, cho nên, bất kỳ lúc nào, việc giới thiệu được các tác phẩm nghệ thuật quý cũng là cơ hội tốt cho công chúng.







Nhà sưu tập Nguyễn Minh (ở giữa) và những người bạn.





“Hội họa Việt Nam - một diện mạo khác” cũng là tên quyển sách nghiên cứu về hơn 200 tác phẩm nghệ thuật đang được lưu giữ trong sưu tập, thực hiện bởi nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng và cộng sự trong hai năm vừa qua.
Trường Cao đẳng Mỹthuật Đông-dương (L’École des Beaux-Arts de l’Indochine) được thành lập tại Hà Nội theo quyết định của Thống đốc Toàn quyền Đông Dương ký ngày 27/10/1924, là một bộ phận của Viện Đại học Đông Dương. Họa sỹ Victor Tardieu - người có ý tưởng sáng lập một ngôi trường đào tạo nên các nghệ sỹ cho xứ Đông Dương là hiệu trưởng đầu tiên cùng với sự cộng sự đắc lực của họa sỹ Nam Sơn - Nguyễn Văn Thọ.



Trường đã đào tạo nên một thế hệ họa sĩ cũng như điêu khắc gia đã đi vào lịch sử nghệ thuật Việt Nam như Lê Phổ, Vũ CaoĐàm, Nguyễn Phan Chánh, Georges Khánh, Mai Trung Thứ, Tô Ngọc Vân, Lê văn Đệ, Nguyễn Gia Trí, Trần văn Cẩn…
Một số tác phẩm hội họa tại Triển lãm:







Bà Lò Thị Khằm, đồng bào Puộc, chiến sĩ du kích Sơn La vẽ năm 1953, tranh của Nguyễn Trọng Hợp.
















Tác phẩm 'Hoa cúc và Hoa loa kèn' của họa sĩ Lê Phổ.












Vào chùa Hương đi đền Trình của tác giả Trần Duy, chất liệu lụa, sáng tác năm 1985.






















Tác giả Lê Phổ - Ba cô gái trong vườn hoa bằng chất liệu sơn dầu.
















Khăn choàng xanh của Mai Trung thu vẽ năm 1975 trên màu nước và lụa.












Tác giả Vũ Cao Đàm và tranh chân dung bà Lê Thị Lựu vẽ năm 1954 bằng chất liệu sơn dầu trên gỗ.












Tranh của tác giả Mai Trung Thu.












Họa sĩ Dương Hướng Minh và tác phẩm Phong cảnh với bụi chuối.






















Đình nhà Mạc của tác giả Nguyễn Duy sáng tác năm 1998.












Nguyễn Như Huân và tác phẩm Sau giờ tập bắn, vẽ năm 1955 bằng màu nước và bút chì trên giấy.










Xem thêm:
Kết thúc Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam: Cố lên các nhà thiết kế Việt!
Ký họa của họa sĩ Trần Văn Cẩn trở lại với công chúng sau 35 năm
Gần 30.000 thiếu nhi tham gia cuộc thi vẽ tranh Bác Hồ của chúng em


Theo ngaynay.vn