Chuyện tranh chấp bản quyền bài thơ Tổ quốc lùm xùm cả tuần trên mạng mình định không viết gì. Nhưng vì nhiều luồng ý kiến trái chiều quá làm mình phải lên tiếng.
1. Đầu tiên về chất lượng nghệ thuật, chưa biết ai là tác giả bài thơ mình cho rằng đây là tác phẩm trung bình khá. Với một bài thơ chất lượng như vậy chúng ta sẽ bắt gặp nhiều trên báo tường cấp đại đội, tiểu đoàn. Guot thẩm mỹ của bài thơ cũ, nặng về hô hào, tuyên truyền, hình tượng thơ không có, tình cảm thơ bồng bột, sống sít. Thi pháp bài thơ lạc hậu, không có gì mới nếu như không muốn nói là tụt lùi so sánh với thơ chống Mỹ. Tình yêu tổ quốc, thứ cảm xúc xuyên suốt bài thơ dễ dãi quá, chưa có chiều sâu. Nói một cách đơn giản nhất thì đó mới là yêu nước vô thức bản năng, yêu nước nơi chót lưỡi đầu môi mà chưa lặn sâu vào nếp nghĩ. Hẳn nhiên, với một nguời viết nghiệp dư thì bài thơ về ý nghĩa chính trị, về đại ý có thể xem là chấp nhận được trong hoàn cảnh hiện nay.
Một số từ ngữ trong bài thơ bị đao to búa lớn nhưng dùng chưa đúng văn cảnh. Chẳng hạn từ cụm từ Tổ quốc linh thiêng lẽ ra phải là Tổ quốc thiêng liêng. Linh thiêng là khi Tổ quốc đã mất, đã chết còn thiêng liêng là nơi bất khả xâm phạm trong tâm hồn.








Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai và tập thơ Tổ quốc gọi tên mình







2. Bàn tiếp về chủ thể sáng tạo trong bài thơ, bỏ tên tác giả đi, nhắm mắt lại ta thấy hiện lên một nguời lính, một nguời đàn ông đang sục sôi tình cảm về tổ quốc, về biển đảo quê hương. Thuần túy yếu tố ngôn ngữ thì nhân vật trong bài thơ là phi giới tính nhưng xét từ góc độ tâm lí học thì đó là cảm xúc của nguời đàn ông. Tổ quốc gọi tên là một bài thơ mang tính tự sự cao, có yếu tố phơi bày xúc cảm nhiệt thành nên có sự đồng nhất gần như tuyệt đối giữa chủ thể sáng tạo và nhân vật trữ tình. Vì thế nhiều nguời sẽ kết luận đây là thơ của một tác giả nam giới, ít nguời nghĩ đây là thơ của một nữ sĩ.
Xét rộng ra trên bình diện văn học sử thì tinh thần yêu nước mang tính sử thi chỉ có ở các đấng nam nhi. Thơ về tổ quốc có yếu tố chính trị, sử thi, đúc kết, chiến đấu... đều do các sĩ phu phóng bút trong những hoàn cảnh xã tắc lâm nguy. Từ Nam quốc sơn hà, Tụng giá hoàng kinh sư, Cảm hoài, Thuật hoài, Cáo bình ngô, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc cho tới Mặt đường khát vọng, Dáng đứng Việt Nam, Tổ quốc nhìn từ biển... vẫn đồng nhất trong mạch ngầm ấy. Phụ nữ yêu nước rất khác, không hô hào, không đao to búa lớn, không vĩ mô hóa, chính trị hóa. Họ thể hiện tình yêu theo cách riêng, gần gũi, nhẹ nhàng, bé mọn mà tha thiết. Đọc lại thơ Thúy Bắc, Lê Thị Mây, Xuân Quỳnh, Dương Thị Xuân Quý, Lâm Thị Mỹ Dạ... chúng ta có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt đó.
Vì thế thừ góc độ tâm lí học có thể khẳng định trạng thái cảm xúc trong Tổ quốc gọi tên thuần nam tính, do một nam tác giả viết ra.








Bức ảnh 1 stt của anh Phúc chia sẻ về bài thơ







3. Về việc tranh chấp bản quyền bài thơ thì có 4 khả năng. Thứ nhất anh Phúc có vấn đề về tâm lí, thấy bài thơ nổi tiếng nên nhận rằng là tác phẩm của mình. Thứ 2 là chị Quế Mai đã ăn cắp tác phẩm của anh Phúc. Thứ 3 là khả năng chị Mai đọc được bài thơ của anh Phúc ở đâu đó và phát triển ý tứ, đại tu thành tác phẩm của mình. Thứ 4 là 2 anh chị bắt tay nhau làm Viral để thức tỉnh lòng yêu nước, cùng được nổi tiếng và tập thơ sẽ nhanh chóng tái bản bán chạy hơn. Về mặt toán học mỗi khả năng trên có 25% là hiện thực.
Sắp tới có thể việc ai là tác giả sẽ được phân xử hoặc sẽ bị chìm xuồng. Thế nhưng ngay cả khi có phán xét của cơ quan có thẩm quyền thì đây vẫn là nghi án đạo văn và không ai có thể xóa đi nghi ngờ trong công chúng.
Đáng tiếc, một nhà thơ mắn giải thưởng văn nghệ như chị Mai lại không tạo được phong cách hay giọng điệu riêng cho mình. Để khi tranh chấp nguời ta chẳng tìm ra chút cái tôi nào của chị trong Tổ quốc gọi tên, tác phẩm về mặt lí có vẻ như thuộc bản quyền của cá nhân chị.





Theo ngaynay.vn