Nghệ nhân Lê Mưu bên các tác phẩm nghệ thuật chế tác từ gốc tre...



Bằng khối óc trừu tượng và đôi tay tài hoa của mình cụ đã “biến” những gốc tre thành những con “phi long” tuyệt đỉnh “bay” đi các nước khắp năm châu. Cảm phục trước sự sáng tạo độc đáo của cụ, người dân gọi” yêu” cụ với cái tên rất trừu mến: “Giáo sư Rồng”...
Năm nay cụ Mưu tuổi đã cao, tóc đã bạc nhưng ánh mắt vẫn còn rất tinh anh khi cặm cụi các con ngõ làng quê cưa những gốc tre mà người dân đã bỏ đi để về “thổi” nên nhưng con rồng có giá trị. Cụ nói, người dân làng quê coi những gốc tre này là bình thương nhưng với tui thì nó rất đáng quý.
Cụ kể, cụ sinh năm 1924, ở xóm Long Hội, xã Sơn Bình, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Lớn lên cụ gia hoạt động cách mạng. Năm 1953, cụ làm nghề dạy học tại Trường cấp II (Hồ Tùng Mậu, do Liên - Việt mở), sau đó được dạy tại trường Đại học Nông nghiệp2 Hà Nội.






Những con Rồng tre của cụ Lê Mưu không chỉ được khách trong nước đặt hàng mà vượt sang các nước năm châu khi có nhiều du khách nước ngoài đặt mua



Rồi một chuyến về quê, trời nắng như đổ lữa. Cụ bước trên con đường làng thì phát hiện thấy một gốc cây tre xù xì, hình thù uốn lượn trong rất đẹp, bằng con mắt tò mò và lòng đam mê nghệ thuật cụ hình dung ra một con rồng đang bay lượn trên bầu trời xanh biếc .
Cụ đã đào lấy gốc tre mang về nhà miệt mài chế tác, tạo hình cho gốc tre. Nhiều ngày cắt tỉa gốc tre đã hóa thành con rồng tre uốn lượn. Ngắn gốc tre hóa rồng cụ rất vui sướng bởi “tác phẩm” hoàn thành được nhiều người khen ngợi mà ngõ ỹ mua lại. Cụ không bán và để lại trưng bài trong góc tủ nhà mình để mọi người đến chiêm ngưỡng. “ Lần đầu tui tưởng làm cho vui, nhưng càng nhìn thấy càng đẹp và tui tiếp tục về quê tìm những gốc tre sáng chế nó ra thành những chú rồng tre”. Những con rồng tre của cụ làm ra có sức thu hút một cách kỳ lạ và lan truyền đi khắp nơi. Năm 1968, nhân dịp khánh thành công viên Nguyễn Tất Thành ở Hà Nội, những con rồng tre của cụ được người ta đem ra trưng bày. Tại cuộc trưng bày này các “gốc tre” của cụ được các Việt kiều sống tại Mỹ, Nga, Trung Quốc đặt mua.
Năm 1981, cụ về quê nghỉ hưu và đây cũng là thời gian để cụ sưu tầm thêm nhiều gốc tre khác biến nó thành những con rồng “biết nói”. Những tác phẩm của cụ được nhiều khách quen ở Hà Nội, TPHCM và những người nước ngoài gọi điện dặt mua.
Nhìn những con rồng tre của cụ tạo ra, nhiều người không khỏi cảm phục trước đôi tay tài hoa và lòng say mê nghệ thuật của cụ nên đã gọi cụ bằng cái tên rất trừu mến “giáo sư Rồng”. Cụ cũng không khỏi tự hào khi mình được hội VHNT chứng nhận là một nghệ nhân.
Dưới đây là một số tác phẩm nghệ thuật bằng khối óc, trí tượng tượng do cự Mưu sáng tạo ra từ những gốc tre:






Với nhiều người những gốc tre tưởng chừng như bỏ đi nhưng với cụ Lê Mưu gốc tre là vật liệu quan trọng không thể thiếu để cụ ''biến'' thành các con rồng tre vượt năm châu...









Làm nghề dạy học tại Trường cấp II rồi chuyển lên trường Đại học Nông nghiệp2 Hà Nội nhưng bằng con mắt tò mò và lòng đam mê nghệ thuật cụ Mưu hình dung, sáng tạo ra những con rồng đang bay lượn trên bầu trời xanh biếc .





















Từ những gốc tre 'biến'' thành Rồng mà bằng trí tưởng tượng của mình cụ Mưu còn tạo ra nhiều con vật khác bằng gốc tre ''biết nói''....









Gốc tre được cụ sáng tác thành rất nhiều tác phẩm nghệ thuật....









Những chú Rồng tre của cụ Mưu làm ra có sức thu hút một cách kỳ lạ và lan truyền đi khắp nơi







Theo ngaynay.vn