Trước đây, Huyền My từng thực hiện bộ ảnh quảng bá linh vật Việt trong chiến dịch Tuyên truyền loại bỏ hiện vật lạ khỏi nơi thờ tự của Việt Nam. Là người yêu di sản, cô cũng từng tham gia cùng nhóm Linh vật và cổ vật truyền thông và nhóm Đình Làng Việt của thực hiện di dời sư tử đá Trung Quốc ra khỏi đình làng Trạch Xá và thay thế bằng con Nghê Việt. Sự kiện có tiếng vang lớn vì đây là lần đầu tiên với một di tích đã xếp hạng tiến hành đồng thời di dời hiện vật lạ và tiếp nhận nghê Việt.









Tiếp tục với tình yêu di sản, Á hậu Huyền My là đại diện hình ảnh của triển lãm Đình làng Việt - Những điều còn, mất. (Ảnh: Thế Hiệp)













Huyền My duyên dáng bên một bức ảnh cỡ lớn về Đình làng Việt (Ảnh: Thế Hiệp)















Á hậu được nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế đưa đi thăm quan, giới thiệu những tư liệu có trong triển lãm. (Ảnh: Thế Hiệp)













Á hậu duyên dáng trong tà áo dài tinh khôi bên hoa sen gợi lên vẻ đẹp thanh lịch, đài các của người con gái Hà Thành, rất hợp với không gian của Đình làng Việt. (Ảnh: Thế Hiệp)














Á hậu Huyền My cho biết cô rất vui vì được tham gia sự kiện khai mạc Triển lãm Đình làng Việt - Những điều còn mất.













Huyền My là thành viên thứ 4000 của nhóm Đình làng Việt (Ảnh: Thế Hiệp).






Triển lãm “Đình làng Việt - Những điều còn, mất” giới thiệu tinh hoa văn hóa Đình làng Việt thông qua hơn 100 bức ảnh chụp tại nhiều di tích, không gian văn hóa đình làng khu vực phía Bắc như: Tây Đằng, Lỗ Hạnh, Phù Lão, Chu Quyến…



Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm, ông Nguyễn Đức Bình, Trưởng Ban Tổ chức cho biết: Đời sống con người thay đổi nhanh chóng, khiến các giá trị văn hóa dưới mái đình làng gắn với đời sống, tinh thần đặc biệt là văn hóa làng xã dần mai một và biến mất. Đình Làng Việt là tập hợp những cá nhân yêu mến văn hóa truyền thống.













Ông Nguyễn Đức Bình - Trưởng nhóm Đình làng Việt, trưởng Ban tổ chức triển lãm. (Ảnh: BTC)





Triển lãm giới thiệu với công chúng những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể dưới mái đình làng truyền thống của người Việt Nam, đồng thời là cầu nối, gặp gỡ, trao đổi giữa những chuyên gia, nhà nghiên cứu và công chúng yêu mến văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa, lịch sử, sự tài hoa của nhiều thế hệ.



Triển lãm chủ yếu giới thiệu tinh hoa văn hóa Đình làng Việt thông qua hơn 100 bức ảnh thực tế do các thành viên Đình làng Việt chụp tại nhiều di tích, không gian văn hóa đình làng khu vực phía Bắc như Tây Đằng, Lỗ Hạnh, Phù Lão, Chu Quyến… đề cập đến hiện trạng biến đổi của các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể trong đình làng truyền thống Việt Nam, những hư hại nghiêm trọng, biến dạng các giá trị truyền thống và nguy cơ biến mất của các ngôi đình cổ thông qua các hoạt động triển lãm, tọa đàm, chia sẻ của các chuyên gia đầu ngành về di tích và văn hóa truyền thống.



Cũng trong khuôn khổ triển lãm, văn hóa làng sẽ được tái hiện qua nhiều hoạt động cộng đồng như: Bữa cơm “hội làng” tập hợp văn hóa ẩm thực của nhiều địa phương do các thành viên Đình Làng Việt chuẩn bị, biểu diễn một số loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc như: Diễn xướng hội làng, Hát Xoan (Phú Thọ), trình diễn nghệ thuật điêu khắc, chạm, khảm của các nghệ nhân từ các làng nghề truyền thống Chàng Sơn, Đồng Kỵ…







Cổng làng bị lãng quên (Ảnh: Nguyễn Đức Bình)















Quán Nghinh Hương ở xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, Hà Nội. (Ảnh: Nguyễn Giang).















Tại triển lãm còn có hoạt động giới thiệu nghề chạm khắc gỗ ở làng nghề truyền thống Chàng Sơn - Thạch Thất - Hà Nội. (ảnh:BTC)













Lễ hội ở làng Lệ Mật (Hà Nội).





Hoạt động của triển lãm sẽ kéo dài từ 8/8/2015 hết ngày 23/8/2015.
Xem thêm:
Đình làng Việt – Những điều còn mất
Bắc Ninh: “Bứng” sư tử đá Trung Quốc ra khỏi di tích xếp hạng cấp quốc gia
Cận cảnh ngôi đình Cổ Chế - Phú Xuyên niên đại 300 năm xuống cấp đến tàn tạ

Theo ngaynay.vn