Tham dự trại có 20 cây bút trẻ tiêu biểu của các dân tộc thiểu số đến từ nhiều vùng miền trên cả nước như Nghệ An, Thanh Hóa, Bắc Cạn, Lào Cai Yên Bái…



Trong niềm vui khi nhiều thế hệ nhà văn cùng hội ngộ, ông Nông Quốc Bình, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số cho biết, đây là lần thứ 3 trại sáng tác văn học trẻ được tổ chức. Đó được coi như hình ảnh thu nhỏ của sự đoàn kết các dân tộc thiểu số Việt Nam. Năm nay, có tới 90% cây bút trẻ là trại viên của các trại sáng tác trước. Nhiệm vụ của các trại viên là đi thực tế và viết thật nhiều, thật hay. Kết thúc trại sáng tác, các tác phẩm văn học sẽ được nộp lại cho ban tổ chức để đánh giá, rút kinh nghiệm… Hi vọng đây là những cây bút trẻ sẽ kế cận sự nghiệp sáng tác văn học nghệ thuật của lớp văn nghệ sĩ dân tộc thiểu số đi trước.











Các thế hệ văn nghệ sĩ các dân tộc thiểu số chụp ảnh lưu niệm tại Trại sáng tác văn học Trẻ 2015.







Nhà văn Mã A Lềnh - một trong những nhà văn đầu tiên của người Mông ở tỉnh Lào Cai dành nhiều thời gian chia sẻ với những cây bút trẻ về con đường đến với văn học của mình. Đó là con đường gian nan vất vả, làm văn chương là chơi với những con chữ nhưng hãy kiên trì, cố gắng đọc Đông Tây kim cổ, cố gắng đi thật nhiều. Hi vọng trong 7 ngày ở vùng đất Sa Pa thơ mộng với những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây, các các bạn trẻ sẽ có những tác phẩm văn chương để đời.



Lần đầu tiên tham gia Trại sáng tác văn học trẻ của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, bạn Trần Mỹ Thương, dân tộc Cao Lan ở Cao Bằng bộc bạch, đây là cơ hội để bạn giới thiệu, chia sẻ và tiếp thu những nét văn hóa đặc sắc mỗi dân tộc thiểu số thuộc nhiều vùng miền. Trại sáng tác cũng là dịp quý báu để học hỏi nhiều kinh nghiệm văn chương từ các thế hệ văn nghệ sĩ đi trước như nhà văn Mã A Lềnh dân tộc Mông, nhà thơ Pờ Sảo Mìn dân tộc Pa Dí, nhà văn Cao Duy Sơn người Tày và của nhiều cây bút trẻ khác…Trại sáng tác cũng môi trường để các nhà văn, nhà thơ trẻ giới thiệu các tác phẩm văn học đã “ra lò”, tiếp thu những ý kiến đóng góp để ngày càng hoàn thiện và cống hiến nhiều hơn cho nền văn nghệ dân tộc thiểu số.

Xem thêm:
Những mặt trái của việc xã hội hóa điện ảnh
GS Đình Quang - sinh ra để cho văn hóa nghệ thuật
Kỷ niệm một năm nhà văn Tô Hoài ra đi: Tô Hoài và những người thầy văn chương




Theo ngaynay.vn