Đó là những câu chữ đầy xúc động trong tập thơ 'Tổ quốc gọi tên mình' của nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai ra đời trong hoàn cảnh cả nước đau đáu hướng về Trường Sa, Hoàng Sa.
Tập thơ như cất lên tiếng nói về chủ quyền biển đảo và khơi gợi tình yêu Tổ quốc, cùng với đó là tình yêu cội nguồn hòa quyện cùng tình yêu đôi lứa, tình yêu giữa con người với con người, con người và thiên nhiên.







Tập thơ Tổ quốc gọi tên mình của nữ nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai.







Gồm 99 bài thơ, tập thơ “Tổ quốc gọi tên mình” ra mắt sáng ngày 8/7 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam chia làm 3 phần: Phần I viết về quê hương, đất nước. Phần II viết về chuyến đi ngoài biên giới Việt của tác giả và phần III (Rơi nhẹ ngàn năm) là những phiêu lãng trong thế giới tình yêu đôi lứa.
Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai chuẩn bị tập thơ này từ hơn 1 năm theo lời đề nghị của Giám đốc nhà xuất bản Phụ nữ. Dù đang sống xa tổ quốc, tác giả luôn đau đáu dõi theo vận mệnh của đất nước và luôn tự hào mình là người Việt. Chị từng nói, sống xa tổ quốc như mất một phần cơ thể. Và viết chính là cơ hội để cơ thể đó được lành lặn…







Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên và nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai (phải) trong buổi ra mắt tập thơ.





Bài hát “Tổ quốc gọi tên mình” thơ Nguyễn Phan Quế Mai, nhạc Đinh Trung Cần như nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên khẳng định, nhờ âm nhạc nên lời thơ bay bổng hơn, đã giúp thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong lòng người Việt và được hàng triệu người yêu mến. Bài hát đã nhận được các giải thưởng chuyên môn cao quý như giải A năm 2011 của Hội Âm nhạc Việt Nam, giải Nhì, giải thưởng Văn học – Nghệ thuật TP. Hồ Chí Minh năm năm lần thứ nhất (2006 – 2011).
Ông Nguyễn Quang Thiều, Phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam thì cho rằng thơ Phan Quế Mai làm ông nghĩ nhiều về đất nước này. Thơ của chị để cả những điều nhỏ nhặt, giản dị, xa xôi tưởng như đã mất đi, như đang mất để dội vào thành tiếng gọi. Tiếng gọi trong thơ từ góc bếp, từ số phận nghèo khổ, từ bậc cửa, từ những người vô danh. 'Cám ơn Phan Quế Mai đã cho tôi về nhìn lại lần nữa nơi bố mẹ tôi yên nghỉ nằm, nhìn lại vỉa hè người ăn xin vẫn ngồi, đánh thức điều bé nhất trong cá nhân cá nhân tôi…'







Bài thơ Quê nội trong tập thơ 'Tổ quốc gọi tên mình'.





Nhận định đó cũng trùng với nhận xét của Hội nhà văn Hà Nội về thơ Nguyễn Phan Quế Mai, một giọng thơ biết tiết chế để khi chạm tới cái riêng tư vẫn không vụn vặt. Tình cảm tha thiết đối với quê hương đất nước của người xa xứ hoặc đang sống trong lòng giữa đất nước, thật tha thiết mà không lạm dụng cảm xúc. Tác giả cũng chứng tỏ một bản lĩnh trẻ thơ không chấp nhận những thứ quen tay, không sa vào ngôn từ dễ dãi, cũng không gây choáng bằng những thứ cầu kỳ, phù phiếm…..



Tác giả Nguyễn Phan Quế Mai tốt nghiệp thạc sĩ viết văn, đại học Lancaster (Anh). Chị từng được trao tặng giải nhất cuộc thi Thơ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Giải thưởng Thơ Hội Nhà văn Hà Nội 2010, Giải thưởng Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội 2010 cũng như giải thưởng từ quỹ Văn hóa Lannnan của Mỹ.

Xem thêm:
Nhạc sĩ An Thuyên và ước nguyện âm nhạc cuối cùng...
Nữ Tiến sĩ Toán học Đinh Hoàng Anh với “Bến bờ thời gian”
Nghệ nhân của bản



Theo ngaynay.vn