AP: Hãng thông tấn từng đoạt 6 giải Pulitzer danh giá



Hãng Thông tấn AP là tổ hợp tin tức toàn cầu quan trọng, cung cấp tin tức nhanh chóng, không thiên vị từ mọi nơi trên thế giới cho các loại hình truyền thông và thể loại báo chí. Thành lập năm 1846, AP ngày nay là nguồn cung cấp tin tức và thông tin độc lập đáng tin cậy nhất. Trong một ngày, hơn một nửa dân số thế giới đọc tin của AP.



Trong những năm chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam, Hãng thông tấn AP thống trị việc đưa tin về cuộc chiến. Các cơ quan báo chí phương Tây khác là những đối thủ cạnh tranh mạnh nhưng các phóng viên và nhân viên của hãng AP có nhiều kinh nghiệm, họ sống và làm việc ở Việt Nam lâu hơn nhiều. Một số trong họ ở Việt Nam 10 năm hoặc lâu hơn thế.



Không những thế những phóng viên của AP là những người dũng cảm và đam mê với công việc, Nick Ut là một điển hình. 16 tuổi, sau khi anh trai là ông Huỳnh Thanh Mỹ đã hi sinh trong quá trình tác nghiệp thì Nick tiếp tục làm phóng viên chiến trường cho AP. Dù nhiều lần bị thương trong lúc đi tác nghiệp nhưng niềm vui khi tấm ảnh lên trang khiến ông quên đi tất cả và tiếp tục cống hiến.








Nick Ut và bức ảnh huyền thoại 'Cô bé Napalm'.





Trong cuộc chiến tranh Việt Nam – Mỹ, phóng viên của AP tại hiện trường tại Việt Nam và ban lãnh đạo của AP ở Mỹ chịu nhiều sức ép khiến không ít người nghĩ răng AP đã đưa thông tin về cuộc chiến không công bằng.





Theo ông Gary Pruitt, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Hãng AP: “Việc quyết định đưa tin về một cuộc chiến tranh như thế nào, bài nào và ảnh nào cho đăng trong chiến tranh không bao giờ dễ dàng”.

Thực tế đối với bức ảnh “Cô bé Napalm” của Nick Ut, điều này cũng dẫn đến căng thẳng giữa các quan chức và báo chí. Ngoài việc tính mạng bị đe dọa, Nick, các đồng nghiệp và Hãng Thông tấn AP còn chịu áp lực từ các giới chức cao nhất trong Chính phủ ở Mỹ, nơi đôi khi họ bị cáo buộc làm hủy hoại các nỗ lực quân sự” - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc AP chia sẻ.


Ông Pruitt cũng cho biết các biên tập viên của AP đã phải tranh luận gay gắt liệu có cho phát bức ảnh của Nick hay không bởi vì bức ảnh này có nhiều minh họa ghê rợn. Cuối cùng, AP quyết định rằng bức ảnh này cho thấy một khía cạnh quan trọng của cuộc chiến tranh và phải được mọi người biết đến.



Chính vì thế, các phóng viên ảnh và phóng viên viết của AP đoạt 6 giải Pulitzer, một con số chưa từng có trong tiền lệ quả. Giải thưởng cao nhất mà phóng viên có thể đoạt được và bốn trong số giải thưởng này là các bức ảnh do các phóng viên của AP chụp. Đó là điều xứng đáng so với những gì cả hệ thống AP đã làm.
<h2 style='text-align: justify;'>
Đưa tin một cách chính xác, khách quan và trung thực[/B]

Bộ sưu tập ảnh đầy đủ của AP về cuộc chiến là kho tư liệu ảnh đầy đủ nhất về cuộc chiến tranh có mặt trong triển lãm “Việt Nam: Cận cảnh cuộc chiến được trưng bày tới hết ngày 22/6 tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội. Sau đó, 58 bức ảnh tại triển lãm sẽ được chuyển tặng cho Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam để làm tư liệu trưng bày. Những bức ảnh này và việc đưa tin của AP có ảnh hưởng to lớn đến cuộc chiến, đem đến cho người dân Mỹ và người dân các nước khác trên thế giới một bức tranh toàn cảnh những gì đang diễn ra ở Việt Nam.








Gary Pruitt, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Hãng AP trao ảnh cho giám đốc Bảo tàng quân sự Việt Nam.





Sứ mạng của AP từ lâu là luôn luôn là đưa tin một cách chính xác, khách quan và trung thực. “Đó là những gì chúng tôi đã làm trong thời gian đó và đó là những gì chúng tôi làm bây giờ”, ông chủ tịch hãng AP khẳng định thêm.



Hai năm trước, lần đầu tiên từ trước tới nay, AP đã xuất bản cuốn sách ảnh “Việt Nam: Cuộc chiến qua ảnh của hãng thông tấn AP”, từ những bức ảnh trong kho tư liệu về chiến tranh. Cuốn sách kể lại câu chuyện cuộc chiến tranh bằng hình ảnh. Và bây giờ, cũng là lần đầu tiên, những bức ảnh này lần đầu tiên được chia sẻ với người dân Việt Nam.



Thứ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam, ông Bùi Thanh Sơn đánh giá cao cuộc triển lãm của hãng AP và khẳng định: “Tin bài của AP trong chiến tranh góp phần dư luận Mỹ hiểu rõ hơn về cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam, giúp tăng cường hiểu biết giữa hai nước trong giai đoạn bình thường hóa quan hệ. Những bức ảnh này như một lời nhắc nhớ chúng ta về sự tàn khốc của chiến tranh để chúng ta thêm trân trọng giá trị của hòa bình, độc lập và tự do.



Một số ảnh quý về chiến tranh Việt Nam tại triển lãm:








Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tổng trưởng Cảnh sát VNCH, dùng súng lục bắn vào đầu Nguyễn Văn Lâm, người bị tình nghi là Quân giải phóng trên một con phố Sài Gòn vào thời điểm đầu cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân. Bức ảnh của tác giả Eddi Admae chụp 1/2/1968 đã giành được giải Putlitzer cho ảnh thời sự năm 1969












Huế (Tháng 4/1968), tác giả Art Greenspon. Trong khi những người lính đang trợ giúp đồng đội bị thương, một người lính dù của Đại đội A, Sư đoàn Không vận 101 chỉ dẫn một máy bay trực thăng cứu thương qua khu rừng đế đón những người bị thương trong một cuộc tuần tra kéo dài 5 ngày












Huế ngày 17/2/1968. Thủy quân lục chiến chở những người đồng đội bị thương nặng trên một chiếc xe tăng Mỹ qua đường phố của Huế để tới chỗ sơ tán bằng chiếc trực thăng.












Đồng bằng sông Cửu Long ngày 10/9/1968. Một người lính cao hơn 1m của Sư đoàn bộ binh số 9 ngập nước, cố giữ khẩu súng trường lên trên mặt nước trong khi đang vượt sông ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh của tác giả Henri Huet.












Nhà Trắng, ngày 30/3/1968. Tổng thống Lyndon Jonhson tại phòng họp Nội các trong Nhà Trắng đang chuẩn bị bài diễn văn làm cho cả nước bất ngờ khi ông tuyên bố: 'Tôi sẽ không ra tranh cử và tôi sẽ không nhận đề cử làm ứng viên Tổng thống của Đảng tôi'. Trong bài diễn văn được đọc tối hôm sau, Jonhson cũng tuyên bố rằng Mỹ giảm ném bom Miền Bắc Việt Nam với hi vọng thúc đẩy đàm phán hòa bình. Ảnh của tác giả Bob Dangherty.












Trung tá Robert L.Stirm được gia đình chào đón tại căn cứ không quân Travis ở Fairfied, bang California khi ông trở về nhà sau 5 năm rưỡi bị bắt làm tù binh chiến tranh. Người đứng đầu là con gái Lori, 15 tuổi, tiếp theo là con trai Robert, 14 tuổi, con gái Cynthia, 11 tuổi, vợ Loretta và con trai Roger, 12 tuổi. Mặc dù vậy, bức ảnh diễn tả cảm xúc vui mừng tột cùng của nước Mỹ trước việc các tù binh được thả, nhưng câu chuyện của gia đình Stirm thực tế lại không được như vậy. Ông cho biết vợ mình đã đệ đơn ly hôn và cuộc hôn nhân của họ đã kết thúc trong cay đắng vào năm sau. Bức ảnh này của Sal Veder được giải Pulitzer cho ảnh phóng sự năm 1974.












Miền Bắc Việt Nam trong quân đội thực dân Pháp được huấn luyện tại một cánh đồng lúa. Pháp tăng cường huấn luyện quân sự để nỗ lực bảo vệ sự thống trị của mình ở Đông Dương sau khi Nhật hình thành trục liên minh với Đức và Italya năm 1936. Nhật sau đó đã xâm lược Việt Nam vào tháng 9/1940 sau khi quân đội Đức tiến vào nước Pháp.












Thượng sĩ không quân Lyle Goodin vác thi thể một phụ nữ bán hàng rong lớn tuổi ở góc phố gần đó kho một trái bom phát nổ trong chiếc xe ô tô trên đường Hàm Nghi, gần đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Ảnh do tác giả Horst Faas chụp ngày 30/3/1965.












Một tấm ảnh khác của phóng viên AP.












Bức ảnh nổi tiếng được tay máy Malcolm Browne của AP chụp cảnh hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu












Bị bỏng nặng trong cuộc tấn công bằng bom Napalm, trẻ em chạy gào thét kêu cứu dọc đường 1 gần Trảng Bàng, phía sau là lính của Sư đoàn 25 của Việt Nam Cộng hòa ngày 8-6-1972. Cô bé Kim Phúc, 9 tuổi, (ở giữa) đã cởi quần áo vì bị bỏng napalm. Những trẻ em khác (từ trái) là anh của cô Phan Thanh Tâm, người bị mất một mắt và Phan Thanh Phước và anh em họ Hồ Văn Bốn và Hồ Thị Ting. Bức ảnh này của Nick Ut đã giành được giải Pulitzer cho ảnh thời sự năm 1973.












Một bức ảnh về chiến tranh Việt Nam của phóng viên AP.





Xem thêm:
1. Nick Út trải lòng với bức ảnh “Em bé Napalm”
2. Tạm giữ tất cả ảnh ở triển lãm “Hoa nơi chiến trường”
3. 10 nghệ sĩ bán ảnh ủng hộ quỹ “hồi sinh” giấc mơ nhà Lang

Theo ngaynay.vn