Trước khi ôn luyện, các bạn cần xác định cho mình một mục tiêu cụ thể, có thật sự bạn đang cần IELTS hay không, hay một bằng cấp nào khác (chẳng hạn TOEIC), mức điểm bạn mong muốn nhận được là bao nhiêu...?
Tiếp đó, bạn cần tìm hiểu rõ về cấu trúc bài thi IELTS thay vì lao vào các cuốn sách luyện kỹ năng. Bạn có thể tìm kiếm cụm từ 'Road to IELTS' trên google để có thể hiểu kỹ hơn về cách sắp xếp các mô-đun trong từng bài viết, làm quen với các dạng câu hỏi để “rào trước” những gì mình sẽ gặp phải.










Những lưu ý khi luyện từng kỹ năng cụ thể:

Writing

Phần thi này chỉ có 60 phút với 2 bài viết, đòi hỏi viết đúng cấu trúc, có câu chủ đề, dẫn nhập cho từng đoạn, diễn giải mạch lạc, rõ ràng. Thí sinh cần có văn phong tốt và vốn kiến thức phong phú để có thể bình luận, phân tích về bất cứ chủ đề nào trong bài thi.
Điều quan trọng không kém là vốn từ, đặc biệt là cách sử dụng từ đồng nghĩa để bài viết không đơn điệu. Ví dụ: khi học từ big, Tú sẽ liên tưởng, tìm thêm một loạt từ có nghĩa tương đồng như massive, colossal, huge, great, titanic, gigantic, giant, enormous. Việc 'học một từ nắm nhiều từ' giúp người học hứng thú, nhớ lâu và yêu thích tiếng Anh hơn.
Bạn cần đảm bảo viết đủ >150 từ cho bài 1 và >250 từ trong bài 2 và lưu ý là không nên viết quá 15% trên tổng số từ. Phân bổ thời gian hợp lý sẽ giúp bạn dành ra được 5-6 phút để check lại lỗi chính tả, dấu câu cho cả 2 bài.
Một vài đầu sách tham khảo bạn có thể sử dụng để ôn luyện cho phần viết:
- “Academic Writing Practice for Ielts”
- “Visuals” của Gabi Duigu
- “Collocations in Use”
- “ Ideas for Ielts” của Simone
- “Successful for Writing”
- “Essay Writing for English Test” của Gabi Duigu
- “Write Right”
Reading

Đây là kỹ năng tối quan trọng bởi nó áp dụng trực tiếp cho cả quá trình nói và viết.
Thông thường sẽ có 3 bài reading, mức độ từ dễ đến khó. Các bạn nên làm 2 phần đầu trước để nắm trọn số điểm, còn dư thời gian mới hoàn thành phần khó nhất của đề thi.
Tương tự writing, cái khó nhất trong phần reading là bạn phải có kiến thức rộng ở nhiều lĩnh vực. Những ai giàu vốn từ vựng sẽ có lợi thế trong phần thi này. Tuy nhiên, giải pháp thường dùng của các thí sinh là đoán từ để nắm nội dung chính của bài, sau đó là đoán chữ. Ví dụ như: gặp từ acupucture, tuy không biết nghĩa chính xác nhưng nếu biết puncture có nghĩa là đâm, có thể suy luận acupucture là châm cứu.
Đa phần các bạn thí sinh thường tìm ngay keyword của câu hỏi rồi đối chiếu lên đoạn văn để tìm đáp án. Nếu như vậy thì bạn chỉ đang đọc từ, đọc câu hỏi, chứ chưa nắm tổng thể nội dung bài viết. Hãy tập suy luận và đoán từ để nắm được đại ý của bài, tránh những câu trả lời mang tính gài bẫy.
Các đầu sách Reading có thể tham khảo là:
- “Reading Strategies for IELTS”
- “Reading Actual Test”
- “Cambridge IELTS practice test” từ 5-9
- “IELTS Reading Tests” – Sam McCarter & Judith Ash
- “IELTS Preparation and Practice” phần Reading
Các bạn cũng có thể luyện đọc bằng cách tập thói quen đọc sách báo tiếng Anh theo sở thích vừa giúp tăng lượng từ vựng lại vừa học được các cú pháp, văn phong của người bản ngữ. Hãy ghi vào một cuốn sổ tay nhỏ những câu cú, từ vựng thú vị bạn nhé!
Listening

Phần thi này gồm các bài nhỏ với độ khó tăng dần. Trong đó, khoảng một nửa là kiến thức mang tính học thuật.
Kỹ năng nghe tốt là yêu cầu bắt buộc, nhưng không thể chỉ hình thành trong một vài khóa học. Ngoài việc luyện nghe cách phát âm, thí sinh cần có vốn từ phong phú, hiểu ngữ cảnh vì rất nhiều từ có cách phát âm như nhau nhưng nghĩa không giống nhau.
Khi nghe, bạn cần tập trung cao độ, vì nhiều bài nghe có nội dung đánh lạc hướng hoặc sử dụng từ đồng nghĩa để đánh lừa người nghe. Ví dụ: increase và go up đồng nghĩa, nhưng đoạn hội thoại dùng chữ go up nhưng đáp án trả lời lại dùng increase.
Ngoài ra, mỗi ngày bạn nên luyện nghe tiếng Anh qua các bản nhạc, bộ phim, trò chơi... để nâng cao khả năng của mình.
Speaking

Khả năng nói tốt phụ thuộc rất lớn vào kỹ năng nghe. Hay nói khác đi, nói là lặp lại những gì đã nghe và luyện khẩu hình, chất giọng cho giống với người bản ngữ. Tuy nhiên, trong kỳ thi IELTS, phần speaking không phải kiểu nói chuyện giao tiếp thông thường mà phải trình bày, diễn giải một cách khoa học, có lý lẽ về một vấn đề cụ thể mà Ban giám khảo đưa ra.
Khi thi nói, giám khảo đánh giá khả năng sử dụng tiếng anh tự nhiên của bạn và đặc biệt là họ không hề muốn trở thành khán giả của một cuộc diễn thuyết. Cách nói chuyện phải thật tự nhiên, sử dụng thành ngữ phù hợp hoàn cảnh cũng góp phần ghi điểm trong mắt ban giám khảo. Giám khảo sẽ đặt câu hỏi cho mình, thường họ nói rất nhanh. Thí sinh cần tập luyện tư duy tiếng Anh để có thể phản xạ kịp thời.
Để luyện tập, hãy tập nói trước gương, nói với partner 1-1 hoặc 1-2, nói mọi lúc mọi nơi. Bạn cũng có thể dành ra 2 phút để tự độc thoại và ghi âm hằng ngày (có sự kiểm tra lại của giáo viên) để cải thiện lỗi sai.
Chúc các bạn thành công!

Xem thêm:
- ‘Bí kíp’ học tiếng Anh cực ‘độc’ của chuyên gia săn học bổng Mỹ
<article>
- Bí quyết chinh phục TOEFL iBT của nữ sinh giành 11 học bổng tại Mỹ
</article><article>
- Kinh nghiệm học tiếng Anh của cô bạn đạt 930 điểm TOEIC
Tuấn Minh (t/h)
</article>










Theo ngaynay.vn