Không ít người cho rằng khi đã mất gốc sẽ không còn cơ hội giao tiếp tiếng Anh được như người nước ngoài nữa. Nhưng đó chỉ là suy nghĩ cổ điển và thiếu tự tin mà thôi bởi chẳng ai sinh ra đã là thiên tài cả.
Suy nghĩ một cách tích cực, bạn sẽ thấy người mất gốc sẽ chỉ đơn giản như một người học lại từ đầu một thứ ngoại ngữ nào đó. Chỉ cần bạn kiên trì, bền bỉ, tập trung và quyết tâm cao độ thì có gì đáng ngại đâu.
Học tiếng Anh hay bất kỳ một môn ngoại ngữ nào khác, bạn cần xác định cho mình mục tiêu và động lực học (học để làm việc với người nước ngoài, đi du học hay chỉ để lấy chứng chỉ?) từ đó lên kế hoạch học tiếng Anh cho mình (1 tháng, 3 tháng hay 6 tháng?).
Một số tips để luôn giữ được quyết tâm trong suốt quá trình học:
- Ghi lại tiến trình của bản thân: so sánh các bài tập bạn làm ngày đầu học và sau khoảng 1 tháng, bạn sẽ thấy mình đã đi một chặng đường rất dài, từ đó thêm phấn chấn và quyết tâm để đạt đến mục tiêu cuối cùng.
- Thường xuyên đọc - nghe - xem các ấn phẩm tiếng Anh: đọc báo tiếng Anh, xem phim phụ đề hoặc nghe nhạc US - UK đều sẽ giúp bạn thêm yêu thích thứ ngôn ngữ này, đồng thời cũng tăng vốn từ vựng của bạn lên đáng kể.
- Chọn môi trường học tập quốc tế: các thầy cô người nước ngoài sẽ giúp bạn thêm hứng thú khi giao tiếp (về văn hóa, cách học tiếng Anh…), tăng động lực học.








Ảnh minh họa.






Cái đích của mỗi người khi học tiếng Anh chính là giao tiếp tiếng Anh thành thạo. Nhưng đừng nóng vội đổ xô đi học các khoá học tiếng Anh giao tiếp mà quên mất mình không có gì làm nền tảng. Dù có cố học nhồi nhét thì học xong chắc chắn bạn vẫn không thể giao tiếp được. Vì vậy, trước tiên, các bạn cần nắm vững từ vựng, kiến thức ngữ pháp, cũng như khả năng nghe phải ở mức cơ bản.
Học từ vựng

Đừng học những từ vựng quá phức tạp: nếu bạn cần học tiếng Anh vì công việc, hãy chỉ tập trung vào từ vựng chuyên môn và giản lược các từ nối, ít nhất là trong thời gian đầu. Ví dụ, hãy dùng “but” thay vì “however”/”on the other hand”, “although” thay vì “inspite of the fact that”... Hãy cố gắng học những từ thiết thực với mục đich của bạn trước, thay vì tập trung vào các cách diễn đạt hoa lá cành.
Học ngữ pháp

Hãy cố gắng học ngữ pháp theo ví dụ và văn cảnh, càng nhiều càng tốt. Với mỗi ngữ pháp mới, bạn nên đặt ít nhất là 3 câu theo 3 văn cảnh khác nhau, nói và viết lại các ví dụ này liên tục. Nếu được, nên viết lại dưới dạng kể chuyện - nhật ký, bạn có thể nhớ các mẫu câu lâu hơn và hiểu sâu hơn cách dùng của từng loại cấu trúc.
Học phát âm

Đừng sợ sai hoặc quá tự ti với phát âm của mình. Nếu có dịp nghe những người Singapore/Trung Quốc/Ấn Độ nói tiếng Anh, bạn sẽ rất ngạc nhiên hơn với khả năng phát âm của họ: hoàn toàn sai chuẩn, nhưng vẫn nói rất nhanh và rất tự tin. Nếu bạn học tiếng Anh thuần túy vì môi trường học tập - công việc, đừng quá bận tâm về các âm cuối, trọng âm, cách nhấn nhá trong câu… Tiếng Anh chỉ là một thứ công cụ để bạn học tập và làm việc, không phải một thứ trang sức để trình diễn hay khoe mẽ.

Những kĩ năng căn bản cần luyện tập

Đối với người có nền tảng về tiếng Anh dù không ở mức độ giỏi thì nói và nghe tiếng Anh vẫn là những kĩ năng căn bản. Họ có thể nói được các câu nói đơn giản, chủ yếu trong giao tiếp hàng ngày.
Trong khi đó, đối với người mất gốc tiếng Anh, với tâm lý ngại nói sai, phát âm sai, hoặc hoàn toàn không có kiến thức về tiếng Anh thì hai kĩ năng: nghe và nói tiếng Anh bị hạn chế. Điều này làm cho căn bệnh mất gốc trở nên trầm trọng hơn và dường như không có thuốc chữa nếu không có cách học hợp lý dành cho họ.




Xem thêm:
- Bí quyết học ngoại ngữ của quán quân Olympic tiếng Anh THCS
- 6 quy tắc vàng giúp bạn để học tốt tiếng Anh
Tuấn Minh (t/h)













Theo ngaynay.vn