Tham khảo giá

Món đồ bạn muốn mua sẽ được bán ở khá nhiều cửa hàng trong khu du lịch. Chính vì vậy, thay vì bạn mua ngay món đồ đầu tiên nhìn thấy, bạn hãy dành thời gian đi một vòng các cửa hàng bên cạnh và tham khảo giá. Như vậy không những giúp bạn biết được giá gần chính xác của món hàng và có cơ hội tìm được những thứ ưng ý hơn.
Đưa ra mức giá phù hợp













Trước khi đi du lịch, bạn cần tham khảo vê mức trả giá từ kinh nghiệm của những người đi trước hoặc trên các diễn đàn du lịch để nắm bắt được những thông tin cơ bản. Thông thường, bạn có thể trả giá thấp hơn từ 10-30% mức giá người bán đưa ra. Tuy nhiên, ở một số nơi mức trả giá có thể lên tới 50%. Do đó, hãy xem xét và tìm hiểu kỹ thông tin về điểm đến để tránh bị 'hớ' khi mua hàng nhé!
Không thể hiện quá thích món đồ

Dù rất ưng ý về món đồ bạn muốn mua nhưng đừng để lộ sự thích thú đó cho người bán hàng biết. Họ rất dễ nắm bắt tâm lý khách hàng và như vậy bạn có thể mua món đồ có giá cao hơn rất nhiều so với giá trị thực của chúng. Hãy vờ như không mấy quan tâm tới món đồ đó, chắc chắn họ sẽ đưa ra mức giá hợp lý để bạn không phải mất công mặc cả nhiều.
Đừng sợ hãi và lúng túng











Khi đi du lịch, bạn có quyền ngắm nghía và lựa chọn những món đồ yêu thích. Bạn không phải là kẻ nghèo mạt và người bán cũng không có thành kiến với bạn. Chính vì vậy, đừng để mình rơi vào sự ngại ngùng, sợ hãi hay bối rối khi mặc cả. Nếu cần thời gian suy nghĩ, bạn có thể im lặng bởi sự im lặng có thể là 1 công cụ để mặc cả đắc lực.
Khen ngợi

Bạn có thể sử dụng chiến thuật của người bán đó là sự khen ngợi. Thái độ cởi mở, thân thiện có thể giúp bạn dễ dàng mặc cả hơn nhiều so với bộ mặt cau có, lạnh lùng khó ưa.
Biệt ngữ cho mặc cả

Một số câu nói thông dụng để giúp bạn mặc cả thành công đó là: 'Tôi có thể được ưu đãi gì không nếu thanh toán bằng tiền mặt?', 'Bạn có thể đưa ra được mức giá tốt hơn không?', 'Tôi tìm thấy vết ghi dấu trên sản phẩm định mua, bạn có thể giảm đi ít tiền không?', 'Tôi thấy sản phẩm này trên mạng/ cửa hàng khác có giá bán thấp hơn, bạn có thể bán bằng với giá đó được không?'. Nếu không tìm được mức giá phù hợp cho món đồ, bạn có thể nói: 'Tôi sẽ xem xét thêm về món đồ và quay lại sau'.
Đừng để bị đánh lừa

Khi đi du lịch, bạn thường gặp những người bán hàng đem hoàn cảnh thương tâm của bản thân, gia đình ra kể lể để mời bạn mua ủng hộ. Đừng để bị đánh lừa, đây là chiêu trò phổ biến họ tung ra để bạn dễ dàng mua hàng với giá cao. Đừng quên bạn là khách du lịch và những người bán hàng luôn nhắm bạn làm mục tiêu hàng đầu của họ.
Giả vờ bỏ đi











Khi đã nỗ lực mặc cả nhưng không thành công, bạn có thể 'giả vờ' bỏ đi. Đôi khi, bỏ đi lại phát huy tác dụng. Lúc này có thể người bán sẽ cân nhắc đến lợi nhuận ít hay nhiều mà đồng ý bán và gọi bạn quay lại. Bằng không, bạn vẫn có thể tùy ý lựa chọn ở nhiều cửa hàng khác. Thậm chí, sau khi đi một vòng nếu vẫn ưng món hàng và giá ở đó, bạn có thể quay lại.
Mua sắm cùng người địa phương

Nếu có người quen, thân hoặc bạn bè tại nơi du lịch, hãy nhờ họ đi mua cùng bạn. Với sự am hiểu của mình, họ sẽ giúp bạn mua đồ đúng nơi và không bị chặt chém. Nếu không thể có ai đi cùng, hãy bỏ túi những câu nói thông dụng khi mua sắm bằng tiếng địa phương, để người bán thấy bạn có kinh nghiệm mua hàng mà không đội giá quá cao.
Thời điểm lý tưởng để mặc cả

Đi mua hàng vào tầm cửa hàng sắp đóng cửa. Lúc đó, nhân viên bán hàng nóng lòng muốn về nhà nhưng trước khi khép lại ngày làm việc nếu có món hàng hóa nào đó được bán ra sẽ rất tuyệt.Vì vậy, hãy đừng bỏ lỡ thời điểm lý tưởng này nhé!

Theo ngaynay.vn