Thông tin từ Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn), chất tạo nạc chủ yếu thuộc nhóm beta- agonist gồm các chất như clenbuterol, salbutamol được người nuôi trộn vào cám nhằm vỗ béo, tăng tỷ lệ nạc cho vật nuôi.
Lợn khi được cho ăn chất tạo nạc chỉ nằm và ngủ. Thịt của lợn sử dụng chất tạo nạc đẹp hơn về mầu sắc so với lợn nuôi thường nên bán được giá cao hơn. Vì lợi nhuận kinh doanh nhiều hộ chăn nuôi đã sử dụng loại chất này nhằm kiếm lời.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong các thử nghiệm trên động vật ăn cỏ thì khi vào cơ thể, lượng clenbuterol tập trung cao nhất ở gan và thận. Với người, dư lượng của clenbuterol tồn tại trong võng mạc mắt và trong tóc có thể lâu tới vài tháng.







Cách nhận biết thịt lợn có chứa chất tạo nạc





Những người ăn thịt có chứa tồn dư clenbuterol có thể gặp các triệu chứng bao gồm nhịp tim nhanh, chóng mặt, nhức đầu, run, căng thẳng, và thậm chí có thể gây chết người nếu có nồng độ clenbuterol cao. Ngoài ra, clenbuterol khá bền với nhiệt độ, chỉ bị phân hủy ở nhiệt độ trên 172 độ C nên khi nấu thông thường khó có thể loại bỏ hết độc tính của clenbuterol. Việc ăn phải thịt lợn chứa chất clenbuterol về lâu dài có thể gây biến chứng ung thư, clenbuterol gây tổn hại cho hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, thậm chí gây chết người.
Vì vậy, theo khuyến cáo của Cục Chăn nuôi thì người tiêu dùng nên mua thịt ở những cửa hàng, siêu thị để bảo đảm về nguồn thịt (có dấu kiểm định). Về mắt thường lợn nếu được nuôi bằng hóa chất tạo nạc thì da sẽ mỏng, khi lợn còn sống da có độ căng bất thường, có cảm giác như bị ứ nước bên trong. Khi chọn thịt cần tránh loại mà lớp mỡ dưới da mỏng, lỏng lẻo, dày chưa đến 1cm (mỡ của lợn nuôi bình thường dày từ 1,5 - 2,5 cm).
Khi thái thịt nếu miếng thịt mềm, không đứng vững được thì có khả năng bị sử dụng chất tạo nạc. Khi mua thịt cần để ý chỗ liên kết giữa phần nạc và phần mỡ, nếu thấy tách rời rõ rệt, đồng thời có dịch vàng rỉ ra thì chắc chắn đó là thịt nuôi bằng chất tạo nạc. Về mầu sắc, lợn nuôi bằng chất tạo nạc thường có mầu đỏ bất thường, sáng bóng hơn bình thường, tuy nhiên lại dễ bị biến thành đỏ sậm nếu để lâu, khi ăn thường có cảm giác khô, không có vị béo của thịt.
Bên cạnh lợn được nuôi bằng chất tạo nạc, trên thị trường hiện nay vẫn có nhiều loại thịt được tạo bằng các giống lợn cao nạc hoặc giống siêu nạc và có giá trị dinh dưỡng cao. Vì vậy, để chọn được các loại thịt an toàn, người tiêu dùng nên chọn thịt có màng ngoài khô, sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm. Vết cắt có mầu sáng, khô. Tránh mua thịt hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí đen, không bóng, màng ngoài nhớt. Thịt tươi, ngon phải có lớp mỡ sáng bóng, phần nạc có độ rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào thịt, không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra không bị dính và không có mùi lạ.
Hợp tác cùng Thời Nay
>>> Xem thêm:
- Tìm hiểu món ăn Hàn Quốc qua bản đồ ẩm thực thú vị
- Bí quyết ướp thịt và sườn để có món nướng ngon tuyệt cú mèo
- Tác dụng chữa bệnh tuyệt với ít biết từ rau dền




Theo ngaynay.vn