Bản báo cáo này nhận định, đến năm 2050, Mỹ không còn là nền kinh tế lớn nhất thế giới, Nhật Bản tiếp tục tụt hạng. Italy, nền kinh tế có mặt trong top 10 nền kinh tế hiện nay, cũng sẽ bị rớt khỏi nhóm này.
Dưới đây là 10 nền kinh tế được chuyên gia kinh tế Karen Ward của HSBC dự báo sẽ đứng đầu thế giới vào năm 2050, theo trích dẫn của trang Business Insider.
10. Canada












Quy mô nền kinh tế (tính theo tỷ giá năm 2000): 2,3 nghìn tỷ USD

Thu nhập bình quân đầu người (tính theo tỷ giá năm 2000): 51.485 USD

Năm 2010, Canada là nền kinh tế lớn thứ 10 trên thế giới, với GDP 1,6 nghìn tỷ USD - theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Nền kinh tế này được HSBC dự báo sẽ tiếp tục giữ vị trí thứ 10 vào năm 2050, với dân số tăng lên 44 triệu người.
<h2 style='text-align: justify;'>
9. Pháp[/B]











Quy mô nền kinh tế (tính theo tỷ giá năm 2000): 2,8 nghìn tỷ USD

Thu nhập bình quân đầu người (tính theo tỷ giá năm 2000): 40.643 USD

Mặc dù nền kinh tế Pháp được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong 4 thập kỷ tới, tỷ lệ dân số trong lực lượng lao động của nước này có thể giảm xuống. Pháp là 1 trong 3 nước châu Âu có mặt trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2050 theo HSBC. Năm 2010, theo IMF, kinh tế Pháp đứng thứ 5 thế giới, với quy mô 2,6 nghìn tỷ USD.
<h2 style='text-align: justify;'>
8. Mexico[/B]











Quy mô nền kinh tế (tính theo tỷ giá năm 2000): 2,8 nghìn tỷ USD

Thu nhập bình quân đầu người (tính theo tỷ giá năm 2000): 21.793 USD

Những khó khăn hiện nay sẽ không thể khiến quốc gia Nam Mỹ Mexico để tuột tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng. HSBC dự báo, đến năm 2050, dân số Mexico sẽ tăng thêm khoảng 15%. Theo số liệu của IMF, GDP năm 2010 của Mexico là 1,04 nghìn tỷ USD, đứng thứ 15 thế giới.
<h3 style='text-align: justify;'>
7. Brazil</h3>











Quy mô nền kinh tế (tính theo tỷ giá năm 2000): 3 nghìn tỷ USD

Thu nhập bình quân đầu người (tính theo tỷ giá năm 2000): 13.547 USD

Đến năm 2050, dân số Brazil được dự báo đạt 200 triệu người, đồng thời mức sống của người dân nước này cũng được cải thiện đáng kể. GDP bình quân đầu người sẽ tăng gấp gần 3 lần trong 40 năm. Khi đó, Brazil đồng thời cũng là nền kinh tế lớn nhất khu vực Mỹ Latin. Theo IMF, năm 2010, GDP của Brazil đạt 2,2 nghìn tỷ USD, đứng thứ 7 thế giới.
<h3 style='text-align: justify;'>
6. Anh quốc</h3>











Quy mô nền kinh tế (tính theo tỷ giá năm 2000): 3,6 nghìn tỷ USD

Thu nhập bình quân đầu người (tính theo tỷ giá năm 2000): 49.412 USD

Dân số Anh được HSBC dự báo tăng hơn 10 triệu người trong thời gian từ nay tới năm 2050, trong khi quy mô nền kinh tế được dự báo tăng gấp rưỡi. Theo IMF, GDP của Anh năm 2010 là 2,4 nghìn tỷ USD, đứng thứ 6 thế giới.
<h2 style='text-align: justify;'>
5. Đức[/B]











Quy mô nền kinh tế (tính theo tỷ giá năm 2000): 3,7 nghìn tỷ USD

Thu nhập bình quân đầu người (tính theo tỷ giá năm 2000): 52.683 USD

Nền kinh tế Đức đến năm 2050 vẫn có thể giữ vị trí nền kinh tế lớn nhất thế giới, lớn hơn quy mô nền kinh tế Anh, cho dù dân số của Đức được dự báo là ít hơn của Anh ở thời điểm đó. Từ nay đến năm 2050, dân số Đức được cho là sẽ giảm 24%, trong khi dân số Anh tăng lên. Theo số liệu của IMF, năm 2010, Đức đạt mức GDP 3,34 nghìn tỷ USD, đứng thứ tư thế giới.
<h3 style='text-align: justify;'>
4. Nhật Bản</h3>











Quy mô nền kinh tế (tính theo tỷ giá năm 2000): 6,4 nghìn tỷ USD

Thu nhập bình quân đầu người (tính theo tỷ giá năm 2000): 63.244 USD

HSBC cho rằng, dân số Nhật sẽ giảm mạnh trong vòng 50 năm tới, nhưng GDP của nước này vẫn tăng mạnh. Không chỉ có vậy, GDP bình quân đầu người của Nhật cũng liên tục tăng và đứng thứ tư thế giới. Năm 2010, GDP của Nhật đạt 5,7 nghìn tỷ USD, đứng thứ ba thế giới - theo IMF.
<h3 style='text-align: justify;'>
3. Ấn Độ</h3>











Quy mô nền kinh tế (tính theo tỷ giá năm 2000): 8,1 nghìn tỷ USD

Thu nhập bình quân đầu người (tính theo tỷ giá năm 2000): 5.060 USD

Nền kinh tế Ấn Độ được báo cáo của HSBC nhận định sẽ tăng trưởng như vũ bão trong 4 thập kỷ tới. Bên cạnh đó, dân số của Ấn Độ cũng được dự báo sẽ tăng thêm 400 triệu người. Dữ liệu của IMF cho thấy, năm 2010, Ấn Độ đạt mức GDP 1,6 nghìn tỷ USD, đứng thứ 11 trên thế giới.
<h3 style='text-align: justify;'>
2. Mỹ</h3>











Quy mô nền kinh tế (tính theo tỷ giá năm 2000): 22,3 nghìn tỷ USD

Thu nhập bình quân đầu người (tính theo tỷ giá năm 2000): 55.134 USD

Mặc dù đến năm 2050, Mỹ có thể không còn là nền kinh tế lớn nhất thế giới nữa, GDP nước này vẫn tăng gấp rưỡi, trong khi dân số tăng thêm khoảng 90 triệu người. Theo IMF, GDP của Mỹ đạt mức 15,16 nghìn tỷ USD vào năm 2010, đứng thứ nhất thế giới.
<h3 style='text-align: justify;'>
1. Trung Quốc</h3>











Quy mô nền kinh tế (tính theo tỷ giá năm 2000): 25,3 nghìn tỷ USD

Thu nhập bình quân đầu người (tính theo tỷ giá năm 2000): 17.759 USD

HSBC dự báo, trong vòng 50 năm tới, kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ về quy mô, đồng thời dân số sẽ lên mức 1,43 tỷ người. Mặc dù vậy, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc vẫn sẽ nằm ngoài nhóm 50 nước dẫn đầu thế giới về phương diện này. Theo số liệu của IMF, GDP Trung Quốc năm 2010 đạt 6,4 nghìn tỷ USD, đứng thứ nhì thế giới.


Cũng trong bản báo cáo này, các chuyên gia của HSBC đánh giá, đến năm 2050, Việt Nam sẽ vượt quốc gia cùng khu vực Đông Nam Á Singapore về quy mô GDP và đứng thứ 41 thế giới với quy mô GDP đạt 451 tỷ USD (theo tỷ giá USD của năm 2000) và thu nhập bình quân đầu người là 4.355 USD/năm.
Để đi đến dự đoán đó, HSBC đã đánh giá Việt Nam sẽ có sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong vòng 40 năm tới, với tốc độ tăng trưởng GDP dự báo trên 5% mỗi năm.
Điểm đặc biệt là HSBC còn đánh giá và xếp hạng kinh tế Việt Nam trên nhiều các cường quốc kinh tế trong Top 50 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2050.

Xem thêm:
- Trung Quốc có thể tốn hàng trăm tỷ USD ổn định đồng nhân dân tệ
- Tiền lương, tiền thưởng đi làm vào ngày Quốc khánh 2/9 tính như thế nào?
Tuấn Minh (t/h)




Theo ngaynay.vn