Khi bé sinh ra, các dịch của mẹ tiết ra sẽ dính trên mũi của bé làm ảnh hưởng đến việc hô hấp và xem tướng mũi sau này, nên cần phải vệ sinh ngay. Và thêm việc bé tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều bụi bẩn, ô nhiễm sẽ dễ bị đóng vẩy các dịch nhờn bên trong.
Bên cạnh đó, môi trường bên ngoài, có nhiều khói bụi bẩn khiến trẻ thường dễ bị nghẹt mũi, sổ mũi dẫn đến viêm mũi, nhiễm khuẩn khiến bé khó chịu, thở khó khăn và hay quấy khóc và mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm, cúm, viêm họng hay viêm phế quản…
Các mẹ nên chuẩn bị các dụng cụ vệ sinh mũi cho bé như: nước muối biển, dụng cụ hút mũi và khăn lau sạch. Tốt nhất trong mùa đông hanh khô, nên làm ấm nước muối để chất nhờn dễ tan và giúp bé dễ chịu hơn khi làm vệ sinh.
Đặc biệt các mẹ cần phải vệ sinh mũi khi trẻ có các biểu hiện hoặc mắc các bệnh về viêm đường hô hấp như: chảy nước mũi, ngạt mũi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, ho, viêm tai giữa…, khi trẻ đi ngoài đường về, nhất là đi bằng xe gắn máy.












<h2 style='text-align: justify;'>
Lấy gỉ, nước mũi cho bé an toàn[/B]

• Dùng khăn giấy sạch dai và mềm (có thể thay thể bằng vải xô) xếp dạng bấc sâu kèn

• Một tay giữ trán, tay còn lại đưa bấc sâu kèn vào một bên mũi bé giữ cho đến khi thấm ướt giấy, thay bấc sâu kèn khác

• Cứ làm như thế cho đến khi gỉ mũi và nước mũi của bé đã được lấy sạch.
Rửa mũi cho bé đúng cách

- Trải miếng lót chống thấm lên giường/bàn và đặt bé nằm nghiêng trên đó, đặt 1 tay lên đầu bé và giữ nhẹ để tránh việc con giãy giụa, có thể gây tổn thương trong quá trình rửa mũi (thông thường nếu bé quen rồi con có thể khóc một chút nhưng nếu là lần rửa đầu tiên thì có thể bé khóc và giãy giụa khá nhiều).



- Lót vài lần khăn xô dày dưới cổ và đầu bé để nước rửa chảy ra thấm vào đó.













- Nếu bé mới bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng thì mẹ có thể tiến hành rửa luôn. Trong trường hợp dịch mũi đặc lại, có rỉ mũi dính trong lỗ mũi thì mẹ nên nhỏ 2 - 3 giọt nước muối vào mỗi bên mũi, đợi 1 lúc cho nước muối ngấm làm mềm rỉ mũi thì nhẹ nhàng dùng tay day day mũi bé để rỉ mũi mềm và bong ra.

- Đặt miệng lọ nước muối đầu tròn vào lỗ mũi phía trên của bé, bóp nhanh nhưng không quá mạnh để nước muối đi vào trong và từ từ chảy ra ở lỗ mũi bên kia. Dịch mũi và rỉ mũi có thể cuốn theo nước muối chảy ra lỗ mũi phía bên kia hoặc qua miệng bé.

- Sau khi xịt hết lọ nước muối, mẹ có thể dùng đèn pin kiểm tra xem còn nhiều dịch/rỉ trong mũi bé không, có thể tiếp tục xịt thêm nước muối nếu dịch/rỉ mũi chưa ra hết.

- Dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau sạch mũi, miệng bé, trấn an con vài phút trước khi quay bé nằm nghiêng sang phía ngược lại để rửa tiếp lỗ mũi bên kia của bé. Cách làm tương tự.
Chú ý: Sau khi xịt mũi 5 phút, dùng dụng cụ hút mũi hút sạch dịch nhầy ở 2 lỗ mũi. Sau khi hút sạch dịch mũi rồi mới cho bé ăn.

Các mẹ có thể thay thế bình xịt bằng cách dùng lọ nước muối sinh lý 0,9% và 1 xylanh 10 ml, dùng bơm tiêm 10 ml bơm nước muối vào mũi theo các bước như trên sau đó xì sạch mũi ra.
Nếu dịch mũi quá đặc và 'không chịu' trôi ra theo nước, mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút cho con. Tuy nhiên không nên lạm dụng hút mũi vì cách này có thể tạo áp lực gây tổn thương niêm mạc mũi.



Sau khi vệ sinh xong, mũi bé sẽ thông thoáng và bé có thể tự thở bằng mũi được. Bé không bị vướng đờm, nên sẽ không ho và không bị trớ khi ăn. Trong mùa đông, các mẹ đặc biệt nên giữ ấm mũi cho bé, nên dùng khẩu trang và cho bé mặc đủ ấm mỗi khi ra đường.



<video controls=''><source src='http://images.ngaynay.vn/t500/Uploaded/lelien/2015_09_25/cach-rua-mui-cho-tre.mp4' type='video/mp4'></source></video>








Lưu ý khi rửa mũi cho bé

Khi xịt rửa mũi cho bé, phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ và sử dụng bằng dung dịch nước muối sinh lý.
- Nên vệ sinh mũi khi trẻ có các biểu hiện hoặc mắc các bệnh về viêm đường hô hấp như: chảy nước mũi, ngạt mũi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, ho, viêm tai giữa…, khi bé đi ngoài đường về, nhất là đi bằng xe gắn máy.



- Nên vệ sinh mũi cho trẻ trước khi cho ăn 30 phút để tránh nôn trớ. Nếu trẻ bị nôn trớ thì sau đó nên vệ sinh ngay, vì thức ăn kèm dịch vị dạ dày sẽ bám trên mũi, là nguyên nhân gây viêm dai dẳng ở trẻ em.



- Bạn có thể rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý ấm. Trẻ lớn có thể dùng bình rửa chuyên dụng hay syringe. Với trẻ nhỏ thì dùng nước muối nhỏ mũi hay bình xịt mũi dạng phun sương.













- Khi xịt rửa mũi cho con, cha mẹ cần bơm nước vào mũi theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, đó là cố gắng rửa mũi lúc trẻ thức, lúc trẻ mở miệng để màng hầu che kín giúp nước từ mũi không chảy vào họng.

- Nếu dùng dụng cụ vệ sinh mũi, bạn nên cho trẻ nằm nghiêng đầu sang một bên, há miệng thở, xịt nước vào bên mũi phía trên cho tới khi nước chảy qua mũi bên kia hay qua miệng. Nếu dùng nước muối nhỏ giọt, cho trẻ nằm ngửa hay bế ngửa, xịt 1 đến 2 nhát bình xịt vào mũi. Trong trường hợp dùng nước nhỏ thì nhỏ từ 3 đến 5 giọt.

- Với trẻ lớn đã biết xì mũi, sau khi rửa mũi cho trẻ, cha mẹ hướng dẫn con dùng hơi xì mạnh ra ngoài. Với trẻ sơ sinh, cha mẹ dùng dụng cụ hút mũi đã tiệt trùng, hút thật nhẹ nhàng đưa gỉ mũi bẩn ra ngoài. Động tác hút mũi hay xì mũi cho trẻ rất quan trọng. Vì nếu không hút dịch sau khi nhỏ mũi thì tác dụng vệ sinh, rửa mũi hầu như không còn.

- Các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý vệ sinh tay trước và sau khi vệ sinh mũi cho bé bằng giấy ướt hoặc xà phòng.
>>> Xem thêm:
Những sai lầm trong chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ nào cũng phải biết
Cách sử dụng điều hòa an toàn sức khỏe cho trẻ
Giúp mẹ nhận biết dấu hiệu bé thiếu cân
Tuệ Linh (th)













Theo ngaynay.vn