Sự phát triển của thai nhi

Thai nhi 39 tuần tuổi có chiều dài toàn cơ thể của bé đạt khoảng 47-48 cm (chiều dài từ đầu đến mông khoảng 35-36 cm) và bé nặng khoảng 3,2-3,3 kg. Lúc này, bé tiếp tục bồi đắp thêm các lớp mỡ để giúp kiểm soát nhiệt độ cơ thể sau khi sinh. Bé trai có xu hướng nặng cân hơn bé gái.



Cũng vào thời điểm này, cơ thể bé đã hoàn thiện. Lớp mỡ dưới da có thể giữ ẩm được cho cơ thể trước sự thay đổi của môi trường. Thông thường lớp da bên ngoài của bé bong tróc ra, đồng thời một lớp da mới được hình thành bên dưới lớp da cũ. Hầu hết lớp lông tơ và các chất gây bảo vệ cơ thể bé đã mất đi.
Ở những tuần thai cuối này, vì bé đã tụt sâu xuống cổ tử cung nên sẽ ít hoạt động hơn vì bụng mẹ đã trở nên chật chội, chị em đừng vì thế mà lo lắng.
Lúc này, thai nhi vẫn tiếp tục tăng trọng lượng cho đến những tuần cuối cùng. Tử cung của bạn bây giờ không còn nhiều khoảng trống cho bé hoạt động nữa.
Trong thời gian này, các cơ quan của bé cũng đã phát triển toàn diện để đảm bảo cho một sự sống hoàn toàn mới. Phổi đã sẵn sàng chức năng hô hấp không khí. Cơ quan cuối cùng cần được hoàn thiện hơn nữa là 2 lá phổi. Cơ thể bạn đang cung cấp cho bé qua nhau thai một số chất kháng sinh để hệ miễn dịch của bé khỏi bị nhiễm khuẩn trong 6 tháng đầu đời.










Những thay đổi ở cơ thể mẹ bầu

Thời gian này mẹ bầu sẽ thấy những cơn co mãnh liệt hơn. Sữa non bắt đầu chảy ra. Đây là loại sữa đầu tiên trước khi sữa mẹ thực sự tiết ra. Lúc này, chị em nên mặc áo lót cotton, thêm miếng thấm ở trong nếu sữa non chảy nhiều.



Vào một hay hai tuần cuối cùng trước khi bé chào đời, mẹ bầu thường không gặp phải sự thay đổi nào cả. Có lẽ bạn không tăng cân hay không nhận ra rằng bụng mình to hơn. Nhưng thực tế, sự thay đổi vẫn tiếp tục diễn ra. Càng gần thời gian sinh, bạn càng nép mình hơn.
Nếu đo từ khớp dính đến đỉnh tử cung, khoảng cách là từ 36 – 40cm. Trong khi đó, khoảng cách từ rốn đến tử cung là 16 – 20cm. Bạn gần như đang ở những ngày mang thai cuối cùng. Lúc này, cổ tử cung bắt đầu quá trình mở ra để chuẩn bị sinh con. Sau khi thai nhi được đẩy đến khung xương chậu, sẽ càng gần cổ tử cung hơn. Dần dần, cổ tử cung sẽ mềm hơn, ngắn hơn và mỏng hơn. Ngoài ra, bạn có thể nghe người ta nói quá trình này là “thời kỳ chín mùi” hay “thời kỳ cổ tử cung mỏng đi'.
Bạn có cảm giác khó chịu hơn bao giờ hết. Tử cung chiếm hết chỗ trong khoang chậu và gần hết khoang bụng. Nó ép tất cả các cơ quan khác khỏi vị trí bình thường. Hãy đơn giản hóa vấn đề như nghĩ rằng đây là cơ hội cuối cùng được giữ bé trong bụng.



Sữa non bắt đầu chảy ra. Đây là sữa đầu tiên trước khi sữa mẹ thực sự tiết ra. Bạn nên mặc áo lót cotton, thêm miếng thấm ở trong nếu sữa non chảy nhiều.
Triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu

- Cơn gò Braxton Hicks
- Thai nhi kém hoạt động hơn
- Ợ nóng, khó tiêu
- Dịch âm đạo nhiều
- Xuất hiện dịch nhầy màu hồng
- Rò rỉ nước ối
- Tiêu chảy
- Trĩ
- Đau vùng chậu
- Đau lưng












Lưu ý cho mẹ

Khám thai 1 lần/ tuần trong giai đoạn cuối thai kỳ, bác sĩ sẽ khám bụng để kiểm tra sự tăng trưởng và vị trí của bé hiện tại, xem cổ tử cung của bạn đã mở sẵn sàng cho việc sinh con chưa.
Trong khi bạn đang chờ đợi, hãy tiếp tục chú ý đến chuyển động của bé và thông báo cho bác sĩ biết nếu nhận thấy chúng có vẻ giảm, hoặc rò rỉ nước ối mà không kèm cơn co thắt. Nếu bạn vỡ nước ối và không xuất hiện các cơn co thì bạn sẽ được chuyển phát khởi dạ.



Đây là thời điểm tốt để tìm hiểu kỹ về các cơn gò khi chuyển dạ. Hãy trao đổi với bác sĩ về điều này. Nếu đây là lần sinh thứ 2 thì nên kiểm tra lại sự chuẩn bị cho bé thứ nhất trong giai đoạn bạn phải chăm sóc bé thứ 2.



Nếu núm vú của bạn lúc này chưa nhô bật ra đủ để bé ngậm trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, hãy hỏi bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn để nhận được lời khuyên hữu ích nhé.
Xem thêm:
Tuyệt chiêu trị rạn da cho bà bầu bằng nguyên liệu thiên nhiên
Mẹo nhỏ giúp mẹ bầu đánh bay chứng chuột rút trong thai kỳ
Những xét nghiệm mẹ bầu cần làm trong thai kỳ
Nha Trang (th)







Theo ngaynay.vn