Tuần đầu tiên


Thông thường, các bác sĩ sẽ tính ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng là ngày bắt đầu thai kỳ. Do đó, trong tuần đầu tiên của thai kỳ, bạn có thể vẫn có kinh và em bé chưa thể hoàn thành. Sự rụng trứng sẽ không diễn ra trong hai tuần lễ nữa. Do vậy, nếu bạn muốn có con thì nên chuẩn bị tinh thần và sức khỏe trước đó khoảng 3 tháng.

Nếu hai vợ chồng đang khao khát có con thì chắc chắn bạn sẽ phải tính ngày trứng rụng nhưng việc này không dễ. Vì ngay cả bác sĩ cũng chỉ tính được gần đúng ngày rụng trứng và thời điểm thụ thai cũng không thể lựa chọn chính xác.
Tuần thứ 2


Thực ra, lúc này bạn vẫn chưa thụ thai mà phải đến cuối tuần này trứng mới rụng vào vòi fallob. Trước khi em bé hình thành sẽ trải qua các giai đoạn: lượng progesterone và estrogen sẽ tăng lên, chảy qua máu vào tử cung tạo thành một lớp màng vững chắc, giàu mô máu để hỗ trợ trứng được thụ tinh. Đồng thời, trứng trong buồng trứng đang chín nằm trong túi dịch (gọi là nang). Thường thì vào ngày ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày, trứng sẽ rụng. Một trứng sẽ chui ra khỏi nang trôi từ buồng trứng xuống ống dẫn trứng.













Lúc này lớp niêm mạc tử cung sẽ dày lên để đón trứng sắp được thụ tinh. Nếu sự thụ tinh không diễn ra, lớp niêm mạc tử cung này sẽ rụng đi. Trứng chưa được thụ tinh rụng và lớp niêm mạc tử cung bong ra hình thành hiện tượng kinh nguyệt.
Tuần thứ 3


Sau khi xuất tinh, hàng triệu tinh trùng đi vào vòi trứng, nơi trứng đang chờ. Trứng được thụ tinh sẽ phân chia thành hàng trăm tế bào, gọi là túi phôi chứa các dịch lỏng. Khi đó, phôi sẽ bám vào thành tử cung (niêm mạc tử cung) để hình thành thai nhi và lấy chất dinh dưỡng từ chỗ bám này. Vị trí phôi bám vào niêm mạc tử cung sẽ phát triển thành nhau thai.

Tuần thứ 3 là thời điểm bạn sẽ không còn thấy kinh nguyệt nữa. Nhiều chị em đến tuần thứ 3 cũng chưa biết rằng mình đã có thai vì cơ thể chưa có thay đổi nhiều.
Tuần thứ 4


Tế bào hợp tử hình thành ba lớp: mô ngoài cùng (ngoại bì), mô giữa (trung bì), mô trong cùng (nội bì). Ba lớp này sẽ hình thành các cơ quan và mô cho bào thai. Ngoại bì sẽ trở thành hệ thần kinh (bao gồm não), da, tóc, móng, tuyến vú, chân lông và chân răng. Trung bì sẽ phát triển thành tim, hệ tuần toàn, khung xương, mô liên kết, mạch máu và các cơ. Nội bì sẽ hình thành phổi, đường ruột, gan, tụy và tuyến giáp. Tuần thứ 4, tứ chi bắt đầu nhú ra nhưng không rõ rệt. Nhau thai cũng bắt đầu hình thành và sản xuất ra một số hormone quan trọng bao gồm hCG. Có sự chuyển động của máu thông qua mạch chính.

Ở tuần thứ 4 này, bạn bắt đầu có những triệu chứng đầu thai kỳ như căng ở hai bầu vú, nhức đầu, đau lưng hoặc một vài biểu hiện khác. Những triệu chứng này cũng giống với những triệu chứng mà bạn có thể có trước kỳ kinh. Một số chị em không thấy dấu hiệu nào cả ngoại trừ việc trễ kinh hoặc kinh nguyệt thất thường. Nếu thấy dừng kinh nguyệt, hãy dùng que thử thai để kiểm tra liệu mình đã mang thai hay chưa. Đây là cách thử thai đơn giản tại nhà.
Lương Ánh (th)
>>> Xem thêm
8 việc chị em cần làm ngay khi có bầu
Những dấu hiệu có thai sớm trước khi trễ “đèn đỏ”
9 nguyên nhân bất ngờ khiến các cặp vợ chồng vô sinh










Theo ngaynay.vn