[replacer_a] - "Đến thời điểm này, chúng tôi khẳng định không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bất kỳ cá nhân nào là người nước ngoài”, ông Hùng khẳng định.

Tuy nhiên, quy định của pháp luật về đầu tư cho phép nhà đầu tư nước ngoài góp vốn với doanh nghiệp Việt Nam để đầu tư kinh doanh. Đồng thời, việc lập thủ tục đăng ký góp vốn nêu trên do cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện, không được yêu cầu nhà đầu tư nộp thêm giấy tờ khác ngoài các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư.

[replacer_a] - "Do đó, trường hợp doanh nghiệp Việt Nam đang quản lý, sử dụng đất, sau khi góp vốn có yếu tố nước ngoài sẽ trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia hoạt động đầu tư có liên quan đến đất đai. Ngoài ra, người nước ngoài hoạt động đầu tư ở Việt Nam bằng các hình thức cưới vợ, hoặc chồng là người Việt Nam theo Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình; theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài này có thể "núp bóng" gián tiếp, hoặc trực tiếp sử dụng đất đã được cấp cho người Việt Nam để hoạt động đầu tư", ông Hùng cho biết.

Đối với các cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đều là người có quốc tịch Việt Nam, đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đều là các tổ chức trong nước đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định.

Trên cơ sở Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và các hồ sơ có liên quan đã được Cơ quan công chứng chứng thực, cơ quan đăng ký đất đai không đủ thẩm quyền, chức năng để xác định các trường hợp người nước ngoài “núp bóng” cá nhân hoặc tổ chức kinh tế Việt Nam đứng tên mua đất.

Cho nên, cơ quan đăng ký đất đai không thể từ chối việc tiếp nhận hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất và đã thực hiện đăng ký biến động về đất đai; lập thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trường hợp nêu trên theo đúng quy định.

Theo ông Tô Văn Hùng, để ngăn chặn tình trạng người nước ngoài “núp bóng” người Việt Nam sở hữu đất đai, cần phải rà soát các luật có liên quan (như Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở…) để đảm bảo tính thống nhất và chặt chẽ trong việc giải quyết hoạt động đầu tư có yếu tố nước ngoài.

Trong công tác giao đất, cho thuê đất, quản lý hoạt động xây dựng cần phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết…, tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật liên quan.

[replacer_a] - “Đặc biệt là thực hiện lấy ý kiến các bộ, ngành đối với khu vực ven biển, khu vực cần đảm bảo yếu tố an ninh, quốc phòng theo quy định”, ông Hùng nhấn mạnh.
“Dịch Covid-19 có thể là chất xúc tác mới thúc đẩy quá trình dịch chuyển sản xuất - vốn đã được đẩy nhanh vì căng thẳng thương mại vào năm ngoái - diễn ra nhanh hơn”, JLL Việt Nam nhận định.

Bất động sản công nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội. Nguồn ảnh: Internet
Làn sóng dịch chuyển, mở rộng sản xuất của nhà đầu tư nước ngoài mở ra cơ hội lớn cho bất động sản công nghiệp Việt Nam. Bởi bên cạnh lợi thế nhân công (trẻ, dồi dào, chi phí thấp), thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam theo quy định đang ở mức 20% - thuộc nhóm thấp nhất Đông Nam Á, chỉ sau Singapore - rất hấp dẫn các nhà đầu tư. Các công ty hoạt động trong các khu công nghiệp cũng được hưởng nhiều ưu đãi như miễn thị thực, miễn thuế 2 - 4 năm, giảm thuế 3 - 15 năm và miễn thuế nhập khẩu.

Bên cạnh đó, một lợi thế khác của Việt Nam là gần Trung Quốc về mặt địa lý - giúp các nhà đầu tư dễ dàng bổ sung cơ sở sản xuất - nhưng không cần từ bỏ thị trường 1,4 tỷ dân này.

Ngoài ra, theo nhận định của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), bất động sản công nghiệp sẽ tăng trưởng mạnh từ năm 2021 với động lực các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là EVFTA. Những cam kết về hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh theo Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) sẽ tạo ra sức hấp dẫn lớn với các nhà đầu tư châu Âu đối với thị trường Việt Nam.
Đặc biệt, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có thể chế chính trị ổn định trên thế giới tại thời điểm hiện tại, đồng thời là quốc gia hiếm hoi trên thế giới thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19. Các nhà đầu tư nước ngoài đang coi đây là điểm đến lý tưởng để có thể xúc tiến nhanh việc tìm kiếm cơ hội tại các khu công nghiệp, nhà máy, trung tâm chế xuất...

Trong bối cảnh đó, thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam trở nên sôi động liên tục từ đầu năm 2020 đến nay với sự gia tăng yêu cầu thuê đất và nhà máy từ cả khách thuê hiện hữu lẫn khách thuê mới.

Một báo cáo mới được công bố bởi CBRE cho thấy, giá thuê và tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp tại các thành phố và tỉnh sản xuất lớn của Việt Nam tăng cao trong bối cảnh nguồn cung đất công nghiệp bị hạn chế.

Tại miền Bắc, giá chào thuê từ 65 đến 260 USD/m2/chu kỳ thuê. Tại các vùng công nghiệp miền Nam, giá chào thuê rơi vào khoảng 80 - 300 USD/m2/chu kỳ thuê.

Bên cạnh đất công nghiệp cho thuê, thị trường cũng ghi nhận tăng trưởng tốt ở phân khúc nhà xưởng và nhà kho xây sẵn. Nguồn cung nhà xưởng xây sẵn tiếp tục tăng trưởng ổn định ở cả hai khu vực công nghiệp chính ở miền Nam và miền Bắc.

Đó là những yếu tố đầy triển vọng cho phân khúc bất động sản công nghiệp trong thời gian tới. Nhưng các chuyên gia cũng đặt ra câu hỏi, liệu chúng ta có đang kỳ vọng quá cao khi thực tế phát triển bất động sản công nghiệp thời gian qua còn khá nhiều bất cập và các nút thắt chưa được tháo gỡ. Bên cạnh đó, còn nhiều yếu tố chưa thực sự sẵn sàng nên việc chậm chân hay bỏ lỡ cơ hội là không thể phủ nhận.

Nhiều năm về trước, nước ta đã từng có cuộc chạy đua ồ ạt phát triển khu công nghiệp ở hầu hết các địa phương. Tuy nhiên, thực tế nhiều khu công nghiệp hoạt động không hiệu quả, tỷ lệ lấp đầy thấp, nhiều nơi bỏ hoang, không thể thu hút được dự án đầu tư, gây lãng phí tài nguyên đất đai.

Nguyên nhân là do áp lực các địa phương mong muốn sớm có khu công nghiệp bằng mọi giá nên tính hợp lý và khoa học của quy hoạch tổng thể khu công nghiệp còn yếu, chưa dựa trên các phân tích, đánh giá một cách tổng thể về tiềm năng, lợi thế, khả năng huy động các nguồn lực tổng hợp của địa phương…