[replacer_a] - Mô hình kinh doanh của chủ khách sạn mini và homestay này là cho các nhà đầu tư có nhu cầu thuê lại mặt bằng để làm kinh doanh phòng khách sạn mini và homestay cho khách du lịch thuê. Nhóm nhà đầu tư này phải đầu tư nội thất để cho khách du lịch thuê lại.

Thế nhưng, kể từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay, thị trường du lịch bị ảnh hưởng nặng nề. Những nhà đầu tư thuê mặt bằng làm homestay và khách sạn mini gần như không có doanh thu. Vì thế, chủ khách sạn mini và homestay này đã quyết định miễn tiền thuê mặt bằng cho họ nhằm động viên, chia sẻ khó khăn với họ để qua mùa dịch có thể kinh doanh trở lại.

[replacer_a] - Theo chia sẻ của chủ khách sạn mini và homestay này, họ đã miễn tiền thuê mặt bằng tháng 1, tháng 2 và với tình hình này có lẽ thêm cả tháng 3 nữa. Tiền thuê mỗi tháng lên tới hàng trăm triệu đồng.

Có thể thấy, mặt bằng cho thuê kinh doanh trên những con phố lớn tại Tp.HCM hay Hà Nội đang chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi dịch Covid-19, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ du lịch.

Tình trạng đóng cửa, chuyển nhượng các mặt bằng kinh doanh bán lẻ hay cho thuê kinh doanh trên các con phố lớn ngày càng tăng trong những ngày qua. Theo ghi nhận của một số đơn vị môi giới BĐS, dù chưa phổ biến nhưng một số chủ mặt bằng trên các tuyến phố lớn đã chủ động giảm giá thuê 20-30%, những khách thuê mới thì giảm 10-20%. Tuy vậy, để tìm được khách thuê mới trong bối cảnh hiện nay là không hề dễ dàng.

Chấp nhận thiệt hại hàng trăm triệu mỗi tháng bởi dịch Covid-19, chủ homestay, khách sạn mini miễn tiền thuê mặt bằng cho khách - Ảnh
Mặt bằng kinh doanh bán lẻ trên các tuyến phố lớn trung tâm phải đóng cửa

Thực trạng này cũng đang diễn ra ở hầu hết các con phố lớn trong trung tâm Tp.HCM. Nếu như trước đây, mặt bằng bán lẻ ở những vị trí đắc địa như Quận 1 được săn đón, gần như kín không có chỗ để thuê, nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh thì này nhan nhản cửa hàng treo bảng cho thuê là điều không còn bất ngờ.

[replacer_a] - Ngay cả những tuyến đường có giá nhà lên tới 500 triệu đến 1 tỷ đồng/m2 ở quận 1 như Nguyễn Huệ, Lý Tự Trọng, Ngô Đức Kế... mặt bằng cho thuê cũng rơi vào cảnh ế ẩm.
Tuy nhiên, những động thái mới của tỉnh Hòa Bình trong việc thực hiện quyết tâm đưa hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia đã không thoát khỏi tầm ngắm của các nhà đầu tư, nhất là sau khi tuyến đường Hà Nội – Hòa Bình hoàn thành đã rút ngắn thời gian từ trung tâm Hà Nội đến thành phố Hòa Bình chỉ còn 1 tiếng chạy xe. Đặc biệt, tỉnh Hòa Bình đang triển khai dự án đầu tư nâng cấp đường 435, tổng mức đầu tư 756 tỷ đồng với chiều dài 21,18km từ ngã ba Bình Thanh đi Thung Nai đến xã Ngòi Hoa. Trước những thay đổi này, một số doanh nghiệp đã âm thầm tiến vào hồ Hòa Bình với những dự án đầy tham vọng nhằm biến nơi đây thành điểm du lịch nghỉ dưỡng ven đô xứng tầm với một khu du lịch quốc gia trong tương lai không xa.
Theo Savills Việt Nam, rất nhiều chuỗi ăn uống và thời trang tại các vị trí đắc địa của TP tình hình kinh doanh giảm sút đã buộc phải đóng cửa hoặc thu gọn kinh doanh.
Đến thời điểm hiện tại, thị trường cho thuê nhà phố, TTTM dường như vẫn chưa khá khẩm. Theo báo cáo của Savills Việt Nam, dưới tác động của đại dịch Covid -19, phân khúc nhà phố cho thuê vẫn đang chịu những ảnh hưởng tiêu cực, điển hình như việc trả mặt bằng hàng loạt tại các khu phố vốn rất sầm uất và cao cấp của thành phố.

Sau giai đoạn giãn cách xã hội, doanh thu bán lẻ Tp.HCM trở lại đà tăng trưởng theo tháng ở mức 20% vào tháng 5 và 5% vào tháng 6. Doanh thu lưu trú và ăn uống tăng mạnh 80% (tháng 5) và 42% (tháng 6) trong khi doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng thấp hơn, ở mức 12% (tháng 5) và 3% (tháng 6)

Giá thuê trong phân khúc Bán lẻ trung bình giảm nhẹ -% theo quý nhưng ổn định theo năm. Nhằm hỗ trợ cho khách thuê bị ảnh hưởng trong thời gian giãn cách xã hội hầu hết các chủ mặt bằng đã giảm giá thuê đến 30% vào tháng 4 và tháng 5. Khi lưu lượng khách mua sắm phục hồi kể từ tháng 6, các trung tâm thương mại đã đề xuất mức giảm giá 15% hoặc giảm phí dịch vụ đến 2USD/m2.

Trong khi đó, với phân khúc nhà phố cho thuê, rất nhiều chuỗi ăn uống và thời trang tại các vị trí đắc địa nhưng tình hình kinh doanh giảm sút đã buộc phải đóng cửa hoặc thu gọn kinh doanh. Hàng loạt nhà phố tại các khu vực trung tâm phụ thuộc vào lĩnh vực du lịch từ khách nước ngoài như Lý Tự Trọng, Đồng Khởi tại Quận 1 đã tiến hành tạm ngừng hoạt động hoặc trả mặt bằng do chịu ảnh hưởng nặng nề của quy định hạn chế đi lại giữa các quốc gia.

Mặt bằng cho thuê tại tuyến phố sầm uất Phú Mỹ Hưng ế ẩm, đóng cửa - Ảnh 1.
Một ví dụ điển hình về tình trạng gặp khó của các chủ nhà cũng như khách thuê trong thời gian này là các khu phố Hàn Quốc quanh khu vực Quân 7. Đây là nơi tập trung rất nhiều người Hàn Quốc tới Việt Nam làm việc và sinh sống, đặc biệt là quanh phường Tân Phong, Phú Mỹ Hưng, và đã từng là một thị trường rất lí tưởng dành cho ngành bán lẻ, với mật độ dân số đông, cư dân là những người có thu nhập và chất lượng cuộc sống cao.