Với vị thế là anh cả dẫn đầu xu hướng kinh doanh thương mại điện tử, Lazada hiện là một trong 3 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên, giữa một loạt các sàn thương mại điện tử khác như Shopee, Tiki, Sendo, Adayroi,… thì liệu có nên chọn bán hàng trên Lazada hay không? Thật ra sàn thương mại điện tử nào cũng luôn có sự cạnh tranh cũng quyết liệt kèm theo những rủi ro nhất định. Vậy nên, mình sẽ phân tích ưu nhược điểm khi bán hàng trên Lazada để các bạn đưa ra quyết định phù hợp nhé!


1. Bán hàng trên Lazada là gì?

Lazada là website thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam và cũng là địa chỉ mua sắm và bán hàng trực tuyến đáng tin cậy với mọi nhà. Đặc biệt, đối với các cơ sở, doanh nghiệp nhỏ thì kênh thương mại điện tử như Lazada lại là một phương tiện hiệu quả để gia tăng doanh số bán hàng. Ngoài ra, Lazada sẽ là người ở giữa đảm bảo sự an toàn cho việc mua sắm và bán sản phẩm của hai bên. Do vậy Lazada sẽ thu một phần hoa hồng của người bán sản phẩm.

Nhìn chung, quy trình bán hàng trên Lazada tóm gọn theo các bước sau:

+ Tìm kiếm nguồn hàng và nhập sản phẩm về.
+ Đăng ký gian hàng trên Lazada
+ Quảng cáo cho Shop
+ Khách hàng đặt mua sản phẩm, Lazada thay bạn ship hàng và thu hộ tiền.
+ Lazada thanh toán doanh thu cho bạn qua tài khoản ngân hàng.

2. Ưu nhược điểm khi bán hàng trên Lazada

2.1. Ưu điểm khi bán hàng trên Lazada

Các sản phẩm được bán trên Lazada đều phải được đảm bảo chất lượng và uy tín. Do đó khi bạn kinh doanh trên Lazada cần phải nộp một số giấy tờ để xét duyệt như: giấy phép kinh doanh, số tài khoản ngân hàng, giấy phép hoạt động của doanh nghiệp.

Ngoài ra, với một số sản phẩm thuộc ngành hàng dược phẩm, mỹ phẩm, sách báo,...bạn cũng phải cung cấp thêm các loại giấy tờ như: giấy công bố sản phẩm, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy ủy quyền/ hợp đồng/ VAT,...

Lazada cho phép bạn được mở gian hàng miễn phí 100%. Bạn chỉ cần đăng ký và điền đầy đủ thông tin doanh nghiệp, sản phẩm, xác nhận giấy tờ kinh doanh là có thể sở hữu một gian hàng tại đây.

Mặc dù số lượng gian hàng trên Lazada rất nhiều. Nhưng các shop không gặp phải tình trạng bán phá giá như các sàn TMĐT khác hiện nay. Điều này sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, các chủ shop yên tâm bán hàng tại đây.

Lazada có đội ngũ hỗ trợ khách hàng rất tốt. Sau khi tạo gian hàng, bạn sẽ không cần phải tốn nhiều thời gian chăm sóc khách hàng. Vì gần như tất cả việc hỗ trợ tiếp cận khách hàng đều được Lazada quản lý giúp bạn.

2.2. Nhược điểm khi bán hàng trên Lazada

Vì Lazada luôn đề cao uy tín và chất lượng nên quá trình làm thủ tục đăng ký online mất nhiều thời gian, phức tạp, nhất là trong khâu chuẩn bị giấy tờ. Chính vì vậy, Lazada đòi hỏi người bán khắt khe hơn các sàn thương mại điện tử khác.

Các chi phí chiết khấu, chi phí lấy hàng và vận chuyển cũng khá lớn. Lazada tập trung chủ yếu vào người mua và hỗ trợ người mua rất nhiều. Nhưng họ lại ít quan tâm đến người bán. Vì vậy, khi bán hàng trên Lazada các bạn cần chủ động hơn nếu không sẽ gặp nhiều khó khăn.
Lazada sẽ thanh toán cho người bán vào ngày 5 và 20 hàng tháng. Do vậy bạn sẽ bị giam vốn từ 5 đến 10 ngày.

3. Có nên bán hàng trên Lazada không?

Để giải đáp được câu hỏi này, chúng ta nên căn cứ vào các trường hợp kinh doanh riêng thì mới có đáp án phù hợp nhất.

3.1. Khi nào thì nên bán hàng trên Lazada

Câu trả lời là NÊN, khi bạn thấy doanh thu lợi nhuận của mình đạt được từ 15% đến 20%. Do đó để đạt được doanh thu như trên, chủ Shop thường tạo các mã giảm giá Lazada hoặc các chương trình khuyến mãi lớn để thúc đẩy doanh thu. Khi áp dụng các mã giảm giá Lazada cho shop của mình, số tiền khuyến mãi sẽ do bạn tự chi trả. Các mã giảm giá Lazada mà bạn có thể mở cho shop bao gồm 4 loại sau:

+ Kênh cơ bản: Mã giảm giá Lazada sẽ được tìm thấy ở tại gian hàng của bạn hoặc trang sản phẩm

+ Người theo dõi gian hàng: Mã giảm giá Lazada này chỉ có sẵn cho chương trình khuyến mãi toàn gian hàng. Nó chỉ được nhìn thấy bởi người đã theo dõi gian hàng của bạn

+ Kênh Offline: Mã giảm giá offline sẽ được gửi tới khách hàng cụ thể bằng cách chia sẻ đường dẫn link mã giảm giá

+ Kênh Livestream: Mã giảm giá có thể được nhìn thấy khi nhà bán hàng đang thực hiện livestream.

Nên bán khi bạn có nguồn vốn ổn định hoặc có nguồn hàng dồi dào. Như vậy, bạn có thể dựa vào Lazada để đẩy mạnh mở rộng thị trường hơn.

Ngoài ra, bạn cũng cần trao đổi với Lazada để được thanh toán theo từng kỳ, tránh tình trạng bị giam vốn nhiều ngày.

3.2. Khi nào thì không nên bán hàng trên Lazada

Khi bạn là các cá nhân hoặc doanh nghiệp không có nguồn hàng ổn định, thì lời khuyên cho các bạn là KHÔNG NÊN. Vì nếu bạn không giao hàng kịp cho khách thì mức phạt sẽ là 200.000/ 1 đơn hàng đấy!

Ngoài ra, Lazada có các chi phí như chiết khấu, chi phí lấy hàng khá lớn. Cho nên khi bạn ít vốn hoặc không có vốn xoay vòng thì cũng rất khó để bán hàng tại đây.

Lời Kết

Hy vọng với những chia sẻ bên trên về những thông tin về việc có nên bán hàng trên Lazada không? Các bạn có thể đưa ra quyết định phù hợp cho mình? Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Chúc các bạn kinh doanh thành công trên Lazada.