Sơn lót epoxy được xem như là một lớp trung gian kết nối lớp sơn phủ với bề mặt sàn, tường của bạn. Chất lượng của sơn lót phụ thuộc chính là khả năng xử lý bề mặt trước khi thi công có đạt hiệu quả hay không. Nếu bề mặt có bụi bẩn thì lớp sơn lót sẽ không thể bám dính tốt được. Cùng tìm hiểu thêm về sản phẩm này qua bài viết dưới đây nhé!

=>SƠN APT còn cung cấp những mẫu sản phẩm như: mua sơn epoxy tại hà nội.



Sơn lót epoxy là gì?

Sơn lót epoxy là một phần quan trọng trong quá trình sơn bề mặt. Đây là phần không thể thiếu để giúp lớp sơn phủ được bền đẹp theo thời gian. Sơn lót là một phần trung gian giúp kết nối giữa sơn phủ bên ngoài và bề mặt tường, sàn nhà.

Sơn lót gồm 2 thành phần đó là đóng rắn bằng polyamide hay amine. Loại sơn này có khả năng tương thích cao với hầu hết các loại sơn cao cấp, được sử dụng chủ yếu cho nhà xưởng công nghiệp, bồn chứa chất hóa học, tàu biển…

Tính năng nổi bật của sơn lót epoxy

– Có độ bám dính cao, tăng độ phủ và độ bền màu cho lớp sơn phủ epoxy phía trên

– Có khả năng ngăn chặn hiện tượng gỉ sét trên kim loại, sắt thép.

– Chống lại khả năng ăn mòn của axit, nước biển

– Tạo ra độ bằng phẳng tốt cho sàn bê tông, công xưởng trước khi sơn lớp sơn phủ.

– Sơn lót epoxy chủ yếu có màu đỏ, nâu đỏ hoặc màu ghi tuy nhiên có nhiều hãng sơn epoxy có thể sử dụng lớp sơn lót như một lớp phủ bên ngoài thì màu sắc của sơn lót cũng trở lên đa dạng hơn.

=>Các mẫu sản phẩm mà APT VIỆT NAM buôn bán: sơn epoxy tại bình dương.

Hướng dẫn thi công sơn lót epoxy

Xử lý bề mặt

– Bề mặt bê tông mới: bạn phải đặt khối bê tông mới trên một tấm plastic để ngăn chặn hơi ẩm từ dưới mặt đất hấp thụ ngược lên. Sau đó bạn phải để đóng rắn bê tông & khô lại khoảng 3 – 4 tuần. Tiếp theo, bạn phải làm sạch bề mặt không còn bụi bẩn, dầu mỡ. Đặc biệt quan trọng hơn cả bạn cần phải bảo đảm độ khô hoàn toàn cho khối bê tông, độ ẩm dưới 14% là đạt tiêu chuẩn.

– Bề mặt bê tông cũ: bạn hãy loại bỏ lớp sơn lót cũ bằng việc dùng máy mài, chà nhám hoặc loại dụng cụ phù hợp để làm tăng độ bám dính cho lớp sơn lót epoxy mới. Sau đó bạn cũng phải làm sạch bề mặt khỏi các lớp dầu mỡ bằng dung môi chuyên dụng. Trước khi tiến hành thi công lớp lót thì việc loại bỏ dầu mỡ, bụi bẩn và độ khô hoàn toàn.

– Bề mặt thép: bạn cũng phải hoàn thiện việc làm sạch bề mặt bằng máy mài kim loại, thổi hạt bụi…, làm sạch dầu mỡ bằng loại dung môi phù hợp.

Trước khi thi công lớp sơn phủ cần:

– Làm sạch dầu mỡ, bụi bẩn, các loại tạp chất theo đúng tiêu chuẩn SSPC-SP1, sử dụng loại dung môi chuyên dụng để xử lý vấn đề này.

– Nếu lớp sơn cũ được thi công từ hơn 7 ngày trước, bạn hãy dùng giấy 320 – 400 để chà nhám và làm sạch bề mặt, bạn cũng có thể sử dụng dung môi để làm sạch trước khi thi công.

– Sửa chữa những khuyết điểm trên bề mặt như vết rỗ, nứt… bằng loại bột trét & làm phẳng bằng đĩa đánh bóng.

Tiến hành thi công sơn lót epoxy

Khuấy đều phần A Sau đó từ từ đổ phần B vào thùng chứa theo tỷ lệ 4A:1B. Khuấy đều khoảng ba phút nữa cho đến khi hỗn hợp đc đồng nhất.

Sau đó bạn hãy tiến hành sơn epoxy lên bề mặt bạn cần.

Lưu ý hỗn hợp đã được pha chế không được để quá 7 h ở nhiệt độ 23 độ C.

Sử dụng sơn lót epoxy đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình thi công lớp sơn phủ cho các bề mặt khác nhau.

Một vài mẫu sản phẩm đáng chú ý hiện nay: sơn epoxy tại đà nẵng.