Có lẽ nhiều người đã quen với sự có mặt của các tư vấn giám sát công trình trên các công trường xây dựng hiện nay. Nói đến lĩnh vực này, chúng tôi muốn đề cập nhiều hơn tới những người làm tư vấn giám sát công trình - một công việc có vai trò rất quan trọng. Vậy họ sẽ có vai trò như thế nào cũng như quyền hạn gì hay không khi thực hiện công việc, hãy để bài viết này giải đáp nhé.

>>> Xem thêm : tư vấn giám sát xây dựng công trình - tư vấn giám sát có quyền hạn thế nào?

Nạn nhận hối lố có lẽ chẳng còn xa lạ gì đối với cuộc sống hiện nay, và nó sẽ gây ra nhiều hậu quả nếu như xuất hiện trên các công trình xây dựng. Những tư vấn giám sát công trình được yêu cầu cao về tính trung thực, tận tâm. Họ dám nói những gì mình thấy là bất cập, bất kể các đơn vị đầu tư, đội ngũ thi công có tác động như thế nào cũng không chối bỏ trách nhiệm của mình.


Trước khi một công trình thi công, nó cần phải có nhiều giấy tờ, chẳng hạn như hợp đồng thầu xây dựng, hồ sơ thiết kế, các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng.. Đó là những gì mà tư vấn giám sát cần phải nắm được.

Trên công trường, tư vấn giám sát cần kiểm tra kỹ xem nhân lực và những thiết bị thi công được nhà thầu đưa tới có đạt đủ tiêu chuẩn hay không. Nếu nhà thầu không đủ năng lực, công trình làm ra cũng không thể đạt yêu cầu mong muốn được.

Thí nghiệm dung trọng đất, kiểm tra cường độ bê tông, đúc mẫu, chất lượng mối hàn,..là những cuộc kiểm tra cần thiết trước khi tiến hành xây dựng. Trong suốt quá trình này tư vấn giám sát cần theo dõi toàn bộ, tránh xảy ra sai sót cũng như tình trạng “dấu bệnh”, giả mạo kết quả kiểm nghiệm.

Trong quá trình giám sát thi công, tư vấn giám sát cần ghi rõ thông tin, số liệu vào nhật ký, biên bản cụ thể. Trong biên bản có nhiều mục thông tin như biện pháp thi công, tiến độ/kế hoạch tiến độ,.. Đây là những điều dùng để sao lưu và đối chiếu lại nếu như có những lỗi nào đó phát sinh hay phục vụ quá trình thanh kiểm tra.

Trong quá trình làm việc, tư vấn giám sát sẽ ghi những ý kiến của mình vào biên bản giám sát công trình. Và đây là điều mà các đội ngũ tham gia thi công quan tâm cũng như không được phớt lờ.

Đối với những phần công việc đã thực hiện nhưng chưa đúng với thiết kế, chưa qua xử lý, không đảm bảo được về mặt chất lượng thì các tư vấn giám sát sẽ không nghiệm thu công trình.

Biên bản là một yếu tố giúp ban QLDA có thể nắm rõ về tình hình trên công trường xây dựng. Nếu như tư vấn giám sát lập biên bản không đúng với tình hình thực tế thì phải chịu mọi trách nhiệm với cơ quan cấp trên. Mỗi một quyết định, việc làm của tư vấn giám sát đều phải chịu trách nhiệm với cấp trên. Bạn được giao nhiều quyền hạn, nhiều công việc quan trọng thì đồng nghĩa với việc phải hiểu rõ được những điều mình nên và không nên làm.

Tiến độ của một công trình được quyết định rất lớn bởi tư vấn giám sát. Thứ nhất tư vấn giám sát sẽ theo sát từng quá trình hoạt động của một công trình từ khi mới khởi công tới ngày kết thúc, người này có trách nhiệm đảm bảo quá trình diễn ra một cách suôn mượt và đúng thời hạn. Họ cần giải quyết các vấn đề phát sinh và báo cho chủ thầu để chủ thầu giải quyết một cách kịp thời. Nếu phát hiện mà không báo thì đây là lỗi của tư vấn giám sát và họ sẽ phải chịu trách nhiệm về vấn đề này với cấp trên. Ngoài ra trong quá trình thì công có những sai sót nào hay không, tư vấn giám sát cũng phải nắm rõ để kịp thời cập nhất với lãnh đạo. Tư vấn giám sát công trình là những người đứng ra kiểm tra, giám sát tiến độ xây dựng cùng công tác an toàn của đội ngũ nhân viên. Trên công trường không chỉ có những công nhân, những quản đốc, kỹ sư mà còn có những người giám sát xây dựng.

>>> Xem thêm : tư vấn giám sát xây dựng công trình - tư vấn giám sát có quan trọng không