Nhộn nhịp đêm ngày

Mặc dù không lạ khi có một khu chợ dừa hoạt động ở giữa xứ dừa Bến Tre nhưng khi tận mắt chứng kiến hàng chục ghe thuyền nối đuôi nhau trên một khúc sông nhỏ bé để bốc xếp dừa, chúng tôi cũng không khỏi ngỡ ngàng. Theo bác Trần, 64 tuổi, một người sinh sống ở ngay bên chợ Thom, thì chợ dừa này chủ yếu hoạt động trên sông, như những khu chợ nổi đặc trưng khác vì đây cũng là tuyến đường chủ đạo của người mua và bán dừa trong vùng. Bác bảo, sông này tuy nhỏ nhưng là sông đào nên quan trọng, lại là huyết mạch, nối liền hai dòng sông lớn, chạy len lỏi qua các huyện Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc…
Thậm chí, nhiều ghe thuyền ở tận trên Vĩnh Long hay miệt Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Ngang (Trà Vinh) cũng đem dừa qua đây bán vì đường thủy ngày càng thuận lợi hơn. Đặc biệt, những người sinh sống lâu năm ở ven bờ sông Thom cũng không biết chợ dừa này hình thành từ bao giờ, do ai lập nên. “Thì ban đầu có vài ba ghe dừa nhưng chủ yếu là ở dưới Vàm Thom mà thôi, sau đó các ghe khác tìm tới. Thấy buôn bán thuận lợi, dễ dàng nên chả biết từ bao giờ, khu chợ thành nhộn nhịp, với chủ yếu là nông dân, người trồng dừa. Ngày nay, nhiều ghe mang dừa đi xuất khẩu cũng lấy từ khu chợ Thom này”, bác Trần cho biết thêm.
Hầu hết dừa ở khu vực chợ nổi trên sông Thom này đều được vận chuyển từ nơi khác đến. Có lúc bằng ghe thuyền, có lúc bằng đường bộ rồi tập kết ở các trại dừa. Sau đó dừa được lột vỏ. Đây là công đoạn nhìn thì đơn giản nhưng lại rất vất vả và cần thiết. “Vì dừa được bán theo đường tiểu ngạch sang các nước láng giềng nên dừa phải lột vỏ cho dễ vận chuyển” - chủ một trại dừa cho biết. Hơn nữa, lột vỏ cũng là quá trình sơ chế nguyên liệu thô để làm tơ sợi, phục vụ cho nghề dệt, nghề đan và các sản phẩm mỹ nghệ như tranh, ảnh… từ vỏ dừa. Sau đó, cũng từ khu chợ này, dừa nguyên liệu được đưa xuống các thuyền lớn, men ra cửa Hàm Luông để tới những khu vực khác. Do khách bán dừa phần lớn ở các nơi khác đến, họ di chuyển chủ yếu dựa theo con nước nên khó biết chính xác giờ khi tới chợ. Vì thế, việc mua bán luôn diễn ra, dù đêm hay ngày.







Dừa từ mọi nơi tập hợp về chợ Thom.





<h2 style='text-align: justify;'>
Một lợi thế của địa phương[/B]

Về giá cả dừa hiện nay, anh Hải, chủ trại dừa cho biết, do thị trường dừa thường xuyên biến động nên có nhiều sự thay đổi. Có thể trong một tháng mà giá lên xuống tới vài lần. Riêng hiện nay, giá dừa đang có chiều hướng nhích lên, ở mức 80-100 nghìn đồng/chục (12 trái). Sau khi lột vỏ, sơ chế, giá dừa có thể nhích thêm một chút, dao động ở mức 100-130 nghìn đồng/chục. “Hiện giờ thị trường hàng tết như bánh kẹo, mứt hay hương liệu dừa, nước dừa… đang vào vụ nên giá dừa nguyên liệu có thể sẽ còn tăng cao hơn. Tuy nhiên, đó là dừa khô, còn dừa tươi, phục vụ thị trường tiêu dùng nội địa thì lại có chiều hướng đi xuống bởi thời điểm này là mùa mưa, chất lượng dừa tươi kém hơn, thị trường cũng ít có nhu cầu so với thời điểm mùa nắng”, anh Hải kết luận.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đoàn Văn Đảnh, Giám đốc Sở NN&PTNT Bến Tre cho biết thêm: Khu chợ trên sông Thom là khu chợ lâu đời, được hình thành tự nhiên do tập quán buôn bán của người dân, mang nhiều nét đặc trưng văn hóa trong vùng. Hơn nữa, trồng dừa là đặc trưng của người dân Bến Tre nói chung, người dân ven sông Thom nói riêng, nên việc có một chợ dừa cũng là lợi thế của địa phương. Có thể sắp tới, chợ dừa nổi trên sông này sẽ được chọn làm địa điểm khai thác du lịch bên cạnh việc khai thác giá trị thương mại.

Hiện nay, chợ dừa ven sông Thom thu hút một lượng lớn dừa trong vùng. Ngoài việc mua bán, chợ còn tạo thêm việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương bởi hoạt động bóc, tước vỏ xơ dừa cũng như sơ chế sơ dừa thành các nguyên liệu như sợi khác.
Hợp tác cùng Thời Nay
Xem thêm:
Tìm lối đi trong đào tạo nghề lao động nông thôn
Bảo hiểm cho bò
“Xóm” chạy thận




Theo ngaynay.vn

View more the latest threads: