Kết quả 1 đến 1 của 1
-
03-08-2016, 10:18 PM #1Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Ngắm chân dung phụ nữ 500 năm qua chỉ trong 3 phút
Chân dung của những người phụ nữ xuất hiện trong lịch sử hội họa thế giới suốt 500 năm qua được gói gọn trong một đoạn video chỉ 3 phút.
Đoạn video “500 năm chân dung phụ nữ trong hội họa phương Tây” được tác giả Philip Scott Johnson thực hiện vô cùng công phu. Ông đã tập hợp những bức tranh vẽ chân dung của những người phụ nữ đã từng xuất hiện trong các tác phẩm hội họa phương Tây từ 500 năm trước cho tới nay, giúp người xem thấy hình ảnh phụ nữ đã thay đổi như thế nào trong suốt quãng thời gian dài này.
Những bức họa trong video lần lượt chuyển đổi linh hoạt, liền mạch cho thấy vẻ đẹp của những người phụ nữ trong suốt 500 năm qua dần thay đổi theo thời gian. Mỗi thời kỳ lại có một kiểu trang điểm, kiểu tóc và trang phục khác nhau.
Xuất hiện trong đoạn video còn có nhiều bức họa nổi tiếng như Mona Lisa, Sự ra đời của thần Vệ nữ, Một vẻ đẹp trang nhã, Người đẹp đọc sách…
Một số bức họa nổi tiếng trong đoạn video
Mona Lisa của danh họa Ý Leonardo da Vinci (1452-1519)
Sự ra đời của thần Vệ Nữ của danh họa Ý Sandro Botticelli (1444-1510)
Người đẹp đọc sách của danh họa Pháp Leon Francois Comerre (1850-1916)
Một vẻ đẹp trang nhã của họa sĩ Anh William Clark Wontner (1857-1930)
Berthe Morisot của danh họa Pháp Edouard Manet (1832-1883)
Danh Tuyên
Theo ngaynay.vnView more the latest threads:
- Gia đình NS Văn Cao sắp hiến tặng tác quyền ‘Tiến quân ca’
- Sự thật bất ngờ về chuyện người kết hôn với... chó
- Những bức chân dung ấn tượng nhất năm 2016
- Tại sao phải tắm Phật trong ngày Phật đản?
- Vụ ‘dùng chổi quét rau’, VTV bị phạt 50 triệu đồng
- Kỳ dị phong tục bôi bẩn cô dâu chú rể trước ngày cưới
- Tập tục bó chân của phụ nữ Trung Quốc xưa
- NSND Lan Hương hủy đi Trường Sa: Phó Đô đốc Hải quân lên tiếng
- Những bí ẩn mới xung quanh thành phố bị mất tích
- Phục chế bình hoa bằng kỹ thuật Nhật Bản cổ đại
Sửa Máy Lạnh - Điều Hòa Tại Nhà Uy...
Hôm nay, 03:48 PM in Tin tức xã hội