Kết quả 1 đến 1 của 1
-
09-30-2015, 03:59 PM #1Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Sắp diễn ra lễ hội Lam Kinh tưởng nhớ vua Lê Thái Tổ
Các hoạt động chính của lễ hội sẽ diễn ra tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh và các địa điểm khác như: Đền thờ Lê Thái Tổ, Khu lăng mộ Lê Thái Tổ, các tòa miếu di tích lịch sử Lam Kinh; Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai (xã Kiên Thọ, Ngọc Lặc); Thái miếu Nhà Lê, tượng đài Lê Lợi (TP Thanh Hóa).
Ngoài phần lễ tại các đền thờ, các tòa miếu, lăng mộ khu di tích... năm nay phần hội có ý nghĩa cao về nội dung và nghệ thuật, gắn với tuyên truyền, giáo dục lịch sử, đồng thời giảm thiểu sân khấu hóa, tăng cường các hoạt động nghệ thuật dân gian truyền thống; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ; các trò chơi, trò diễn dân gian; thi đấu các môn thể thao dân tộc; chợ quê...
Một trong những hoạt độn của lễ hội Lam Kinh (Thanh Hóa) (Ảnh: TTXVN)
Lễ hội Lam Kinh được tổ chức hàng năm vào ngày 22 tháng 8 âm lịch (ngày giỗ của vua Lê Thái Tổ) tại khu vực Lam Kinh thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá nơi an táng vua Lê Thái Tổ. Nơi đây, ngày trước, theo định lệ, cứ ba năm một lần, vào ngày giỗ vua, các vua quan nhà Lê ở Ðông Kinh (Thăng Long) lại về Lam Kinh làm lễ. Còn nhân dân địa phương hàng năm vẫn mở hội tưởng nhớ, tôn vinh người anh hùng dân tộc này.
Vua Lê Thái Tổ băng hà vào ngày 22/8 (âm lịch) năm Quý Sửu (1433) và thi hài được đưa về an táng tại đất Lam Sơn. Vùng đất này còn là nơi an táng của các vua, hoàng hậu triều Lê Sơ và trở thành sơn lăng của nhà Lê Sơ. Ðể thuận lợi cho việc cáo yết tại lăng miếu, các triều vua đã cho dựng điện và các tòa Thái miếu để thờ cúng. Vì vậy, Lam Sơn được gọi là Lam Kinh.
Lễ hội Lam Kinh tái hiện lại nhiều sự kiện trọng đại thời nhà Lê (Ảnh: Hà Nội mới).
Từ 1995 đến nay, lễ hội Lam Kinh được tổ chức thường xuyên hằng năm với quy mô hoành tráng. Phần lễ được thực hiện theo đúng nghi thức cổ truyền, tái hiện nhiều sự kiện trọng đại thời Lê như: Màn trống hội (biểu diễn đánh trống đồng và trống da các loại), cờ hội, rước kiệu; đặc biệt là những nghi thức tế lễ từ thời vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông truyền lại.
Lễ hội mang đậm nét văn hóa dân gian truyền thống tạo nên dấu ấn của một vùng đất anh hùng đồng thời góp phần bảo tồn nền văn hoá của dân tộc.
Tâm An (T/h)
Xem thêm:
Những cái tên của giải Sách hay 2015
Vũ Hùng: Nhà văn của rừng – thiên nhiên – muông thú
Con gái nhạc sĩ An Thuyên và những bí mật chưa tiết lộ về cha
Theo ngaynay.vnView more the latest threads:
- Gia đình NS Văn Cao sắp hiến tặng tác quyền ‘Tiến quân ca’
- Sự thật bất ngờ về chuyện người kết hôn với... chó
- Những bức chân dung ấn tượng nhất năm 2016
- Tại sao phải tắm Phật trong ngày Phật đản?
- Vụ ‘dùng chổi quét rau’, VTV bị phạt 50 triệu đồng
- Kỳ dị phong tục bôi bẩn cô dâu chú rể trước ngày cưới
- Tập tục bó chân của phụ nữ Trung Quốc xưa
- NSND Lan Hương hủy đi Trường Sa: Phó Đô đốc Hải quân lên tiếng
- Những bí ẩn mới xung quanh thành phố bị mất tích
- Phục chế bình hoa bằng kỹ thuật Nhật Bản cổ đại
Sửa Máy Lạnh - Điều Hòa Tại Nhà Uy...
Hôm nay, 03:48 PM in Tin tức xã hội