Đã hơn 40 năm trông qua từ khi hàng trăm tù binh phi công Mỹ được Việt Nam trao trả cho Hoa Kỳ, nhưng sự thật về những “ Phi công Mỹ” dường như vẫn là một câu hỏi lớn mà chúng ta còn nợ cho các thế hệ bạn đọc hôm nay.

Viên phi công Mỹ nào bị bắn rơi đầu tiên ở Việt Nam? Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã khởi đầu lịch sử Việt – Mỹ như thế nào? Trong thời gian chiến tranh, phi công Mỹ bị bắn rơi ở Việt Nam bị bắt làm tù binh đã được giam giữ ở những đâu? Họ được ăn ở, sinh hoạt và đối xử như thế nào? Kỷ niệm 60 năm chiến dịch Điện Biên Phủ, những bí mật “động trời” nào cần được sáng tỏ? Đặc biệt Lầu Năm Góc đã tổ chức một cuộc tập kích đường không quy mô và rất cầu kỳ để giải cứu cựu tù phi công Mỹ nhưng bất thành ra sao?
Trên tinh thần tôn trọng sự thật và mong muốn cung cấp cho bạn đọc những thông tin “bên lề sân cỏ”, góp phần “giải mã” cho những bí mật nêu trên nhà văn Đặng Vương Hưng, bằng cái nhìn trung thực khách quan đã dành nhiều tâm huyết để cho ra cuốn sách “Phi công Mỹ ở Việt Nam” phiên bản 2015.







Bìa cuốn sách Phi công Mỹ ở Việt Nam của Đại tá, nhà báo Đặng Vương Hưng.





So với hai phiên bản thử nghiệm, “Phi công Mỹ ở Việt Nam 2015” được được sửa chữa bổ sung hàng trăm trang viết đặc biệt là tư liệu “Hậu trao trả tù binh công Mỹ; Những chuyến bay tuyệt mật của các phi công Mỹ trong cuộc chiến tranh thời tiết; Người anh cả của lực lượng phi công tiêm kích Việt Nam; Những góc nhìn từ nhiều phía, từ bạn bè trở thành bè bạn…Nhiều hình ảnh hiếm hoi về cuộc trao trả tù binh Mỹ tại sân bay Gia Lâm năm 1973 của hãng Corbis và một số máy bay Không quân Mỹ đã sử dụng tại Việt Nam..

Đây là món quà ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 70 năm Khởi đầu lịch sử quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ (1944- 2014) và 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao hai nước (1995 – 2015), góp phần hòa hợp hàn gắn vết thương chiến tranh..
Nhà văn Đặng Vương Hưng, tác giả của cuốn sách “Phi công Mỹ ở Việt Nam”, từng là một nhà báo chuyên viết phóng sự và tư liệu về đề tài chiến tranh - là người khởi xướng việc xuất bản bộ sách “Những lá thư và nhật ký thời chiến Việt Nam”, tạo tiền đề cho sự ra đời của sự kiện “Mãi mãi tuổi 20” với hai nhân vật Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thuỳ Trâm nổi tiếng năm 2005. Đồng thời, Đặng Vương Hưng cũng là tác giả ý tưởng của Cuộc vận động Sưu tầm và giới thiệu những kỷ vật kháng chiến Việt Nam (Tổng Cục Chính trị Quân đội, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh chỉ đạo thực hiện; Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Báo Quân đội Nhân dân, Báo Tiền Phong, Đài Truyền hình Việt Nam, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Thời báo Ngân hàng và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á đồng tổ chức, 2007 – 2010)./.
Xem thêm:
Sắp diễn ra hội Sách Hà Nội 2015 với chủ đề Sách và Di sản
Sắp diễn ra Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương) 2015
Chuyên gia UNESCO: Lập hồ sơ di sản Yên Tử đòi hỏi quyết tâm lớn

Theo ngaynay.vn