Không là một câu hỏi, nhưng là một câu buông lơi... như số phận của những con người bị buông lơi theo dòng chảy không điểm dừng của dòng sông, kịch bản “Bao giờ sông cạn” của Ngô Phạm Hạnh Thúy được đạo diễn Ái Như và các diễn viên NSƯT Thành Hội, Ái Như, Xuân Hương, Hoàng Vân Anh, NSƯT Tuyết Thu, Tuyết Mai, Đoàn Thanh Hải, Hùng Thuận… thể hiện.







Cảnh trong vở “Bao giờ sông cạn”. Sân khấu Hoàng Thái Thanh cung cấp





“Dòng nhớ” là bài thi tốt nghiệp của Ngô Phạm Hạnh Thúy năm 2009 và đã gây được nhiều tiếng vang khi tham gia Liên hoan sân khấu kịch chuyên nghiệp toàn quốc 2009. Năm 2012, “Dòng nhớ” được chuyển thế cải lương và đoạt HCB Liên hoan sân khấu cải lương chuyên nghiệp 2012. “Dòng nhớ” trong bài tốt nghiệp của Ngô Phạm Hạnh Thúy nhẹ nhàng với những nỗi buồn man mác nhưng thấm sâu vào từng ký ức của khán giả.
Đầy ắp vở diễn lànhững mối tình dang dở, tréo ngoe… Mối tình của người phụ nữ già (Xuân Hương) luôn đau đớn vì chồng chết mất xác dưới dòng sông. Mối tình đẹp ám ảnh của ông Út (NSƯT Thành Hội) khi vợ ông mất vì dòng chảy của dòng sông. Mối tình đơn phương đến dại khờ của Tư Mắm (Tuyết Mai) với ông Út. Mối tình “nhân nghĩa người xưa” của Mai (NSƯT Tuyết Thu) và Chờ (Đoàn Thanh Tài). Và đặc biệt là mối tình “phu thê không trọn vẹn” của Thà (Hoàng Vân Anh) và Chờ.
Sân khấu Hoàng Thái Thanh có sự chỉn chu cho vở diễn trong nhiều hành động và từng góc cảnh trí... Hoàng Vân Anh tuy là diễn viên trẻ nhưng đã hoàn thành vai diễn nặng ký. Nhân vật Thà của Hoàng Vân Anh rắn rỏi trong sự bấp bênh như cuộc đời sông nước của cô. Còn nhân vật Mai của Tuyết Thu rất mong manh, sự mong manh của một người vợ không đón nhận được tình yêu từ chồng. Nhưng cũng có lúc Mai điên cuồng, quyết liệt, cố tạo ra hạnh phúc cho gia đình mình. Nhân vật Chờ của Đoàn Thanh Hải là một người đàn ông có hiếu đến… nhu nhược. Sự nhu nhược của Chờ tưởng chừng giải quyết trọn vẹn cả đôi đường, nhưng thực ra lại đang trói buộc tất cả.
Nhưng nếu đón nhận từng ấy những éo le, khổ sở thì cơ hồ tác phẩm có vẻ nặng nề. Cái chất “tưng tửng” của nhân vật bà Tư Mắm do Tuyết Mai thể hiện đã giúp cho bầu khí của vở nhẹ nhàng hơn nhiều. Bà Tư Mắm đôi chỗ có vô duyên một chút nhưng lại là người phụ nữ tốt bụng và hết lòng với tình yêu, cuối cùng bà cũng chinh phục được tình yêu của ông Út khó tính.
Một điều rấtđáng chú ý trong vở là sự “lấn sân” của Hùng Thuận trong vai Đợi, cậu bé An trong phim “Đất Phương Nam” thuở nào. Dường như với sân khấu, Hùng Thuận tạo được một điểm nhấn riêng rất duyên cho mình. Chính nhân vật Đợi, con trai của Chờ và Thà, đã gỡ hết các nút thắt cho những cuộc tình tréo ngoe bằng lời khẳng định: “Người lớn luôn coi mình là ông Trời… Hãy để cho con được quyền quyết định cuộc đời con”.
“Bao giờ sông cạn” nói riêng và đa phần những tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư nói chung đều toàn nhân vật tốt, và bi kịch cũng xuất phát từ những trói buộc tưởng chừng như tốt lành của tình yêu. Giá như những nhân vật trong “Bao giờ sông cạn” sống chủ động hơn một chút, sống quyết liệt hơn một chút thì vở diễn sẽ phù hợp với hơi hướm hiện đại hơn. Xã hội hiện đại đầy rẫy những đau thương, nhưng con người ta vẫn kiên cường mà!
Hợp tác cùng Thời Nay
>>> Xem thêm:
- Sản xuất phim truyền hình đang trở lại thời 'mì ăn liền'?
- Xúc động và tự hào 'Việt Nam – Thời đại Hồ Chí Minh”
- Giới thiệu tiến trình “Lịch sử văn hóa Việt Nam” trong gần 300 bức ảnh




Theo ngaynay.vn