Kết quả 1 đến 1 của 1
Chủ đề: Nghề săn trâu luông…
-
09-05-2015, 03:08 PM #1Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Nghề săn trâu luông…
Để đưa được những con trâu luông về thuần dưỡng, phục vụ cày kéo. Hàng năm (khoảng từ tháng 5 đến tháng 8 âm lịch) những chủ trâu “cơm đùm, muối gói” vào rừng để săn trâu luông đưa về nhà. Và cuộc săn trâu luông cũng rất gian truân, hiểm nguy…
Vào rừng săn trâu luông...
Độc đáo nghề săn trâu luông…
Thức, một tay săn trâu có kinh nghiệm gần 10 năm hành “nghề” cho biết, với một số trai tráng ở vùng rừng núi như huyện Vũ Quang, Hương Khê thì lên rừng săn trâu là một thú chơi lại vừa “hái ra tiền” nên vào mùa hè, khi trời ít mưa họ lại rủ nhau vào rừng săn trâu luông. Đồ nghề săn trâu luông không cần nhiều thứ như những nghề săn thú khác. Chỉ cần một con trâu mồi và mấy cuộn dây thừng thật chắc, một ít gạo, muối, ớt cay là có thể thực hiện được chuyến săn trâu kéo dài cả tuần trong rừng sâu.
Những con trâu của người dân đưa lên rừng thả sau vụ mùa cày kéo rồi trở thành những cong trâu luông béo mộng...
Theo Thức, hàng chục năm trước, người dân sống ở vùng đệm Vườn Quốc gia Vũ Quang đã bắt đầu nuôi trâu bò theo kiểu thả rừng. Đến mùa thì bắt về cày, cày xong lại thả vào rừng để đỡ tốn công chăm. Những con trâu mộng cao to lừng lững sống trong rừng ấy không phải ai cũng dám đến gần. Từ chỗ người dân dùng trâu để cày bừa, một số người dùng chúng kéo gỗ. Nhưng khi xã hội hóa máy móc thiết bị hiện đại những con trâu này dần dần ít dùng, ghỗ cũng bị cấm khai thác nên những con trâu này được đưa vào rừng chăn thả thành bầy đàn. Nhiều con trở nên hung giữ, thích sống độc lập và thế là cứ đến mùa hè mát mẽ người dân lại vào rừng săn trâu luông.
Vào rừng săn trâu luông….
Đúng hẹn, khi thị trấn Vũ Quang đang chìm trong lớp sương mù bao phủ, những người đi săn trâu luông í ới gọi nhau vào rừng săn trâu luông.Một nhóm khoảng 3 đến 5 người đi bằng xe máy kèm theo gạo thịt, dây thừng nồi rú xe ngược ngàn hướng bản Kim Quang, thuộc phía tây rừng Quốc Gia Vũ Quang.
Từ khu vực cửa rừng lên bản trâu luông chúng tôi phải vượt qua hàng chục cây số đường rừng, dốc núi mới đến được bản Kim Quang nơi “nghi” có trâu luông đang ẩn náu.
... Tiếp đến phải đi bộ hơn 10km đoàn thợ săn trâu chúng tôi mới vào đến cánh đồng hoang - nơi đàn trâu hoang thường ra ăn cỏ. Bỏ cuộn dây thừng xuống, Thức chỉ đạo những người còn lại ngụy đi chặt những cây ghỗ nhỏ, đóng cọc hai bên 'đường mòn' rồi buộc lại như cây cầu khỉ để ép lũ trâu đi vào trong đó. Chỉ thoáng một lát, đội quân săn trâu đã làm được hai cái lọng ở hai lối mòn đàn trâu thường đi.
Đem thắc mắc buộc cây ngáng lối đi của trâu thì làm sao bắt được trâu luông ?. Thức giải thích: 'giăng cây buộc thành cái lọng nút chai là để hướng cho những con trâu đi thành một lối, khi chúng đi đến điểm cuối cây lọng thì bị thắt lại khiến con trâu không quây đầu lại được”. Cũng theo giải thích của cánh thợ săn thì cái lọng này như cái nhủi, con trâu vào được nhưng ra thì khó, hơn nữa mắc phải những sợi dây thừng thắt lại ở chân. Con trâu càng dãy dụa càng bị trói lại.
Và những chú trâu luông được các thợ săn trong rừng về thuần hóa....
Hiểm nguy “nghề” săn trâu luông
3 giờ chiều, sau một hồi dắt con trâu mồi (trâu nhà thường dùng cày, kéo ghỗ) nhử trâu luông chạy về báo tin vui cho cả tổ: Những chú trâu mộng đang xuống khe suối uống nước. Cả đoàn lập tức phấn chấn reo ầm lên và vào vị trí để ép con trâu vào bẫy. Khi cả đàn trâu hơn 10 con đang đi rãi rác thì Thức thả con trâu mồi ra để nó đi về khêu gọi những con trâu luông. Khi thấy con trâu mồi vênh sừng kêu nghẻ, nghẻ (!)… con trâu luông vênh váo chạy lại phía con trâu mồi để khiêu chiến. Con trâu mồi bỏ chạy, ngay lập tức Thức và những chiến hữu khác lôi trong túi ra mấy khúc tre khô liên tục gõ vào nhau, vừa gõ, vừa cổ vũ mọi người hò hét trợ oai. Con trâu luông hung hăng nhưng nghe tiếng mõ sợ chạy thẳng về phía rừng cây nhưng nó không biết rằng càng chạy nó càng bị co hẹp lối đi.
Trâu luông sau khi săn về không dùng để cày kéo thì đem bán với giá hàng chục triệu đồng...
Lúc này, bản lĩnh, kinh nghiệm của các tay thợ săn mới bắt đầu thể hiện. Thức, Hải 'râu' cầm dây thừng chạy áp sát vào con trâu và vứt đầu dây thừng thắt thọng lọng vào cổ con trâu luông và ép cây ghỗ lại sát chân con trâu để nó không quay đầu lại được. Con trâu luông bị khép chặt vòng vây thì nó càng dãy dũa nhưng bị các đoạn dây thừng siết chân, quàng cổ.
Khi 4 cái chân và đầu con trâu bị dây thừng khống chế không cựa quậy được nữa thì một người trong tổ xỏ vào mũi con trâu một sợi dây thừng.
Chỉ 30 phút sau khi bị xỏ mũi, con trâu luông đã mất hẳn cái vẻ ngoài hung hãn của thú hoang. Nó ngoan ngoãn để người ta dắt đi chậm rãi, thậm chí không thèm ngoái cổ lại nhìn rừng xanh, nơi nó đã sống hàng mấy năm trời.
Vừa dắt côn trâu luông đi Hải 'râu' nói với tôi: 'Con này bình thường, chắc nó mới được luông dăm năm trở lại thôi. Có những con hung lắm, mất cả ngày để bắt được nó. Nếu ai chưa từng bắt trâu luông, thì chưa thể hiểu hết được câu thành ngữ 'khoẻ như trâu' đâu. Anh có tin, cả một gốc cây trường mật to bằng người ôm mà nó húc bật cả rễ lên.
Anh Lê Hải Hưng ở xã Hương Đại bị trâu húc lòi cả ruột cách đây hơn một năm trước. Tóm lại, bắt trâu luông không dễ dàng gì. Con trâu gần chục triệu bạc, to thật đấy, nhưng nhiều khi đổi bằng máu!'.
Hải cho biết, sau khi bắt được những chú trâu luông này về nhà, những chủ trâu đến xem có phải là trâu nhà mình không để “chuộc” lại . Mỗi con trâu, khi đưa đi thả thì đều được chủ làm dấu nên bắt được trâu luông về là họ nhận ra trâu của ai. “Trâu chúng tôi bắt về, chỉ một ngày sau là chủ tìm đến nơi, chồng đủ 1/3 số tiền trị giá của con trâu rồi họ dắt về', Hải nói.
Mỗi tháng, đội của Thức, Hải săn được nhiều nhất là 4 đến 5 chú trâu luông. Còn trong khu vực rừng mà đội thường xuyên đi săn có ít nhất vài trăm chú trâu luông đang chờ ngày về với chủ. Đó là mới theo ước tính của đội, dựa trên số lượng chủ đến nhờ tìm giúp. Vài trăm con đó chưa tính đến hàng chục chú nghé con được sinh ra sau khi cha mẹ chúng được thả rông trong rừng. Những con nghé con đó là thú hoang dã hoàn toàn và khi lớn lên, chúng cực kỳ hung dữ.
Anh Lê Văn San ở xã Hương Quang cũng là nạn nhân của một con trâu luông dạng này. Đối với đội của Thức, cứ gặp mấy chú không có 'số má' gì, lại hơi dữ một chút là 'đọc lệnh tiêu diệt', mặc dù, tiền bán hàng tạ thịt trâu như thế cũng chẳng đáng công vài ngày lặn lội trong rừng…
Cứ như thế, vào các mùa của năm, khi thời tiết ít mưa đội quân của Thức lại vào rừng săn trâu luông. Và săn trâu luông đã trở thành một “nghề” hái ra tiền đối với các đội quân săn trâu luông ở vùng sơn cước huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh).
Theo ngaynay.vnView more the latest threads:
- Gia đình NS Văn Cao sắp hiến tặng tác quyền ‘Tiến quân ca’
- Sự thật bất ngờ về chuyện người kết hôn với... chó
- Những bức chân dung ấn tượng nhất năm 2016
- Tại sao phải tắm Phật trong ngày Phật đản?
- Vụ ‘dùng chổi quét rau’, VTV bị phạt 50 triệu đồng
- Kỳ dị phong tục bôi bẩn cô dâu chú rể trước ngày cưới
- Tập tục bó chân của phụ nữ Trung Quốc xưa
- NSND Lan Hương hủy đi Trường Sa: Phó Đô đốc Hải quân lên tiếng
- Những bí ẩn mới xung quanh thành phố bị mất tích
- Phục chế bình hoa bằng kỹ thuật Nhật Bản cổ đại
Căn hộ Phú Đông Sky Garden vườn...
Hôm nay, 02:09 PM in Nhà Đất - Bất Động Sản