Nhạc sĩ Đức Trịnh, Hiệu trưởng Trường đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội, cho biết nhạc sĩ An Thuyên được phong hàm thiếu tướng. Bởi vậy, lễ tang của ông sẽ được tiến hành theo đúng nghi thức dành cho các tướng lĩnh quân đội.










Nhạc sĩ An Thuyên tên thật là Nguyễn An Thuyên, sinh ngày 15.8.1949 tại Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông từ trần vào chiều 3.7 tại Bệnh viện 108 (Hà Nội) do cơn đau tim đột ngột, hưởng thọ 66 tuổi.
Để tang lễ diễn ra trang nghiêm nhất, BTV – ca sĩ Bông Mai, con gái nhạc sĩ An Thuyên đã gửi những lời tâm nguyện của gia đình đến đông đảo truyền thông và các nghệ sĩ, người hâm mộ tới viếng. Theo đó, vì Bông Mai và gia đình theo Phật nên mong mọi người khi đến viếng, thay vì vòng hoa, hãy mang đến lễ tang một lồng chim nhỏ.
Từ 7h sáng, gia đình đã làm lễ nhập quan, tụng kinh và phát tang. Vợ, hai con và các cháu của cố nhạc sĩ đều nén đau thương để đưa tiễn người chồng, người cha và người ông đáng kính trở về với 'bến sông quê' của riêng ông.




















Ca sĩ Bông Mai cố giữ tâm trạng bình tĩnh để lo hậu sự cho cha.




















Gia đình nhạc sĩ An Thuyên cố nén nỗi đau để cảm ơn quan khách thành kính dâng hương.










































Gia đình đại tướng Võ Nguyên Giáp kính viếng nhạc sĩ An Thuyên.










Gia đình nhạc sĩ Văn Cao.










Nhạc sĩ Phạm Tuyên chia sẻ với báo giới những câu chuyện cũ về người bạn của mình. Tác giả của ca khúc 'Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng' tâm sự, trong mắt ông, nhạc sĩ An Thuyên là người có nhân cách sống mà ông quý trọng.












Ca sĩ Mỹ Linh - Anh Quân.










Học trò của nhạc sĩ An Thuyên mang những lồng chim tới viếng thay vì vòng hoa.










Dòng người xếp hàng vào viếng cố nhạc sĩ.










NSƯT Xuân Hinh đến chia buồn cùng gia đình nhạc sĩ An Thuyên.










NSND Thu Hiền.










Ca sĩ Trần Lập.












Ca sĩ Đinh Mạnh Ninh từng tâm sự, trong tất cả những nhạc sĩ lớn của Việt Nam, nhạc sĩ An Thuyên là người gần gũi và yêu thương thế hệ ca sĩ trẻ nhất. Dù không có cơ hội được làm học trò của ông nhưng anh học được từ vị nhạc sĩ tài hoa nhiều bài học to lớn.










Cũng trong thời gian này, phóng viên Hồ Phúc tác nghiệp tại nghĩa trang Lạc Hồng Viên cho biết, hiện công tác chuẩn bị của đoàn nghi lễ quân đội đang được hoàn tất.










Để chuẩn bị cho lễ an táng nhạc sĩ An Thuyên, Ban quản lí Công viên nghĩa trang Kỳ Sơn Lạc Hồng Viên dựng rạp từ 6h sáng, sắp xếp bàn ghế, sau đó đoàn nghi lễ quân đội đưa bàn thờ loa máy đến phục vụ cho công tác chuẩn bị. Theo kế hoạch trước 11h công tác chuẩn bị sẽ hoàn tất, một công nhân ở Ban quản lí Công viên nghĩa trang Kỳ Sơn Lạc Hồng Viên cho biết.










Tại nhà tang lễ, nhạc sĩ Nguyễn Cường chia sẻ những dòng cảm xúc nghẹn ngào về cố nhạc sĩ An Thuyên.











Ca sĩ Lưu Hương Giang.










NSƯT Mạnh Cường.










Nghệ sĩ Tự Long










Phóng viên Thanh Hiên có mặt tại nhà Tang lễ cho biết, đúng 10h30 Lễ truy điệu Thiếu tướng, nhạc sĩ An Thuyên đã diễn ra. Thượng tướng Lương Cường đọc điếu văn với sự tiếc thương vô hạn. Điếu văn nhắc lại những đóng góp to lớn của nhạc sĩ An Thuyên với âm nhạc Việt Nam. Những giai điệu đầy chất dân gian và thấm đẫm tình yêu quê hương của ông sẽ còn mãi...










Hình ảnh trang nghiêm của lễ truy điệu.



























































































Ca khúc 'Ca dao em và tôi' được vang lên trong lễ truy điệu đã làm vỡ òa cảm xúc của những người thân gia đình nhạc sỹ An Thuyên.








































Sau lễ viếng sáng nay tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Trần Thánh Tông - Hà Nội. Lễ an táng của nhạc sĩ An Thuyên sẽ diễn ra cùng ngày tại công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên (xã Dân Hòa - huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình). Tang lễ sẽ được tổ chức theo nghi thức dành cho cán bộ cấp cao của quân đội.
13h38, linh cữu nhạc sĩ An Thuyên đã về đến cổng nghĩa trang Lạc Hồng Viên.










Đoàn xe tang từ từ tiến đến nơi sẽ tổ chức lễ an táng.










Phóng viên Hồ Phúc đang có mặt tại Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên cho biết đoàn xe chở linh cữu và người thân cố nhạc sĩ An Thuyên đã về đến địa điểm tổ chức Lễ an táng.






















































































































Giây phút gia quyến nhạc sỹ An Thuyên nghẹn ngào tiễn đưa ông về với ngôi nhà vĩnh hằng.




















































































Từng dòng người thắp hương tiễn biệt nhạc sĩ lần cuối.











Ca khúc 'Bao giờ về đến ao quê' vang lên thay nén tâm nhang vĩnh biệt người nhạc sỹ tài hoa.




















Con gái nhạc sĩ - Bông Mai - mắt sưng húp trong đám tang. Khi nhận sự động viên, chia sẻ từ đồng nghiệp, học trò của cha, Bông Mai khóc nghẹn.




















Bông Mai chia sẻ cô ân hận vì trước khi cha mất còn để ông leo thang bộ lên phòng khám bệnh. Cô không lường được vì trước đó sức khỏe của nhạc sĩ vẫn bình thường, ông chỉ kêu đau ngực và nhờ con gái đưa đi khám tại Bệnh viện Quân y 108. Hai cha con chưa kịp nói với nhau lời tạm biệt sau cuối.














Nhạc sĩ An Thuyên có tiền sử huyết áp cao, trước đây ông từng vào viện điều trị một tuần. Sau đó, gia đình xin cho ông về điều trị ngoại trú một thời gian. Nhiều người đã nhắc khéo nhạc sĩ An Thuyên nên nghỉ ngơi, dành thời gian để rèn luyện thể dục thể thao, giữ gìn sức khỏe, nhưng cái tâm của một người giàu lòng nhiệt huyết với nền âm nhạc Việt Nam đã thôi thúc ông tiếp tục cống hiến.
Chính ông là người phát hiện và bồi dưỡng Hồ Quỳnh Hương từ một cô gái “đất mỏ” trở thành một gương mặt tên tuổi. Các ca sỹ nổi tiếng khác như Trọng Tấn, Anh Thơ, Bùi Lê Mận, Lê Anh Dũng ít nhiều đều chịu ảnh hưởng từ ông.
Dù nhạc sĩ An Thuyên đã rời xa cuộc đời để trở về 'bến đò sông quê' của riêng mình, nhưng âm nhạc của ông vẫn sống mãi trong lòng công chúng.

Nhạc sĩ An Thuyên sinh năm 1949 tại xã Quỳnh Thắng, Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Năm 1967, An Thuyên bắt đầu công tác ở Ty Văn hoá Nghệ An. Năm 1975, ông vào bộ đội. Năm 1977, ông trở thành nhạc công của Đoàn Văn công Quân khu IV. Năm 1981, ông được cử đi học ở Nhạc viện Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, ông về Phòng Văn nghệ Quân đội, nay là Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội, công tác ở đó cho đến tận lúc về hưu.
Tên tuổi nhạc sĩ An Thuyên gắn với rất nhiều bài hát quen thuộc của số đông người Việt Nam như: “Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác”, “Hành quân lên Tây Bắc”, “Huế thương”, “Neo đậu bến quê”, “Ca dao em và tôi”...
Nhạc sĩ An Thuyên vinh dự nhận được nhiều giải thưởng cho các ca khúc của mình như: Giải Nhất cuộc thi ca khúc toàn quốc năm 1985 với ca khúc “Tiếng đàn balalaica trên sông Đà” (phỏng thơ Quang Huy); Giải thưởng chính thức của Bộ Quốc phòng với “Hành quân lên Tây Bắc”, “Thơ tình của núi”; Giải Nhất của Bộ Văn hoá - Thông tin và Hội Nhạc sĩ Việt Nam với “Khi xe tăng qua miền quan họ”, “Mẹ Việt Nam anh hùng”. Ngoài ra, ông còn đoạt rất nhiều giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
Năm 2007 ông được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật với chùm tác phẩm: “Em chọn lối này”, “Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác”, “Hành quân lên Tây Bắc”.

Nhóm Phóng viên
>>>Xem thêm:
Cảm động trước ca khúc Lưu danh mà các học trò tưởng nhớ nhạc sĩ An Thuyên
Nhạc sỹ An Thuyên sẽ yên nghỉ tại nghĩa trang Lạc Hồng Viên
Nhạc sĩ An Thuyên và ước nguyện âm nhạc cuối cùng...

Theo ngaynay.vn