Đây là lần đầu tiên Singapore có một Địa điểm Di sản Thế giới của UNESCO và là vườn thực vật thứ ba trên thế giới được ghi nhận danh hiệu này, sau Vườn Kew ở Anh và Vườn Padua của Italy.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long (Lee Hsien Loong) khẳng định sự kiện này là một món quà chúc mừng cho người dân Singapore bởi năm nay đánh dấu 50 năm đảo quốc sư tử tuyên bố độc lập. Ông khẳng định Vườn Thực vật Singapore, được lập cách đây 156 năm, đã đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực đưa Singapore trở thành Thành phố Vườn cây thực sự.








Vườn thực vật Singapore đã trở thành địa điểm Di sản Thế giới của UNESCO.





Trong gần 5 năm qua, Singapore đã nỗ lực vận động sau khi một nghiên cứu khả thi cho thấy Vườn Thực vật là ứng viên tốt nhất của Singapore có thể đạt được danh hiệu Di sản Thế giới UNESCO. Từ tháng 1/2014, Singapore đã chính thức nộp hồ sơ lên UNESCO. Đại diện kĩ thuật của UNESCO sau khi đánh giá thực địa đã khẳng định Vườn Thực vật Singapore là một “ví dụ khác biệt của vườn thực vật thuộc địa nhiệt đới kiểu Anh ở Đông Nam Á”.



Vườn Thực vật Singapore trải dài trên khuôn viên 74 hécta, trong đó có Vườn Lan Quốc gia, nơi trưng bày hơn 1.000 giống lan gốc và 2.000 giống lan lai. Tọa lạc ở vị trí trung tâm của Singapore, Vườn Thực vật Singapore là vườn kiểu Anh duy nhất ở vùng nhiệt đới và cũng là một trung tâm hoạt động xã hội của Singapore khi vào dịp cuối tuần, nhiều gia đình và người dân đã đến đây để đi dạo hay xem trình diễn ca nhạc tại Hồ Giao hưởng – một truyền thống có từ năm 1861 đến nay.
Xem thêm:
Các địa phương chỉ “mơ” danh UNESCO, “lờ” danh hiệu quốc gia?
Gìn giữ di sản, trước và sau phong danh hiệu UNESCO như thế nào?
Quản lý di sản UNESCO công nhận bằng gì?
Minh Khoa




Theo ngaynay.vn