Kết quả 1 đến 1 của 1
-
11-13-2015, 02:00 PM #1Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Tìm lối đi trong đào tạo nghề lao động nông thôn
Nông dân bỏ nghề
Cả xã Hòa Phong (Hòa Vang, TP Đà Nẵng) ai cũng biết anh Nguyễn Tấn Yến ở thôn Nam Thành với biệt danh Yến “diêu hồng”, bởi anh là người đi đầu trong nghề và thoát nghèo nhờ nuôi cá diêu hồng. Thế nhưng khi chúng tôi ngỏ ý tham quan, anh Yến cười buồn: “Bữa nay tui đâu có nuôi nữa. Đang tính lấp ao, lỗ quá!”. Năm 2009, anh Yến là nông dân đầu tiên ở vùng đất này đi học nghề nuôi cá diêu hồng. Mấy vụ đầu nuôi trúng liên tục, mỗi năm hai lứa cá khoảng 4-5 tạ/ao rộng 500 m² (một sào Trung Bộ), trừ chi phí còn lãi hơn ba chục triệu đồng, nên anh thuê máy xúc về đào thêm năm ao. Thấy có lợi, nhiều người cũng làm theo nuôi cá diêu hồng. Thị trường tiêu thụ giảm dần, cũng không xuất đi đâu được, nên giá cá giảm mà giá thuê nhân công, mua thức ăn, vận chuyển… đều tăng nên nghề nuôi thua lỗ.
Hòa Phong cũng được xem là nơi có nghề trồng nấm khá phát triển. Từ năm 2010 đến nay, đã có ba lớp dạy nghề trồng nấm được tổ chức cho nông dân các thôn, mỗi lớp 30 - 40 học viên. Chị Nguyễn Thị Gần, 42 tuổi, ở thôn Cẩm Toại làm Tổ trưởng tổ trồng nấm của thôn với 10 hộ phụ nữ nghèo, cho biết: “Hồi đầu nấm bán đắt, trồng không đủ cho tư thương thu mua. Nhưng rồi giá cả trồi sụt, thời tiết không thuận, làm ăn không có lãi, nên tổ trồng nấm tan rã”.
Làng hoa Hòa Liên vào vụ.
Không chỉ có mô hình nuôi cá ở thôn Nam Thành, trồng nấm ở thôn Cẩm Toại Trung, mà hầu hết mô hình sản xuất nông nghiệp mới ra đời ở các vùng nông thôn Đà Nẵng cũng đang gặp khó. HTX trồng hoa xã Hòa Liên (huyện Hoà Vang) bán vụ đầu thu 3,9 tỷ, nhưng vài năm sau, nông dân ở các thôn, xã khác thấy có lãi lớn, nên đua nhau đầu tư, phát triển. Thế là hoa nhiều mà người mua cũng chỉ chừng đó, nên thương lái ép giá, đẩy nông dân vào chỗ thua thiệt, mất cả lãi lẫn vốn. Tương tự, mô hình HTX Mây tre đan xuất khẩu ở phường Hòa Quý cũng ra đời chưa đầy năm đã bị đóng cửa vì ế ẩm, thua lỗ…
Ông Bùi Nam Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang cho rằng: Nông dân thường đầu tư phát triển sản xuất dựa trên định hướng của ngành chức năng. Nhưng việc phát triển lâu nay thường mang tính tự phát, hễ có lãi là đua nhau làm, nông sản, thủy sản làm ra nhiều quá sao tiêu thụ được, thế là lại đua nhau hạ giá, phá giá. Cuối cùng phần thiệt luôn thuộc về nông dân.
Cần định hướng lại đào tạo nghề
Từ năm 2010 đến 2014, TP Đà Nẵng đã tổ chức đào tạo nghề cho gần 5.000 lao động nông thôn. Theo đánh giá của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đà Nẵng, sau khi được đào tạo nghề thì tỷ lệ có việc làm đạt hơn 94%, trong đó hơn 70% tự tạo việc làm ; số người được các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức… tuyển dụng chỉ 24%.
Anh Nguyễn Hai, nông dân xã Hòa Liên chia sẻ: Cái chúng tôi cần nhất không phải là vốn, kỹ thuật, máy móc, mà là một thị trường ổn định. Việc đào tạo nghề nên gắn với nhu cầu thực tế, nên có sự liên kết chặt chẽ với chính các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng, để đào tạo đúng địa chỉ, đúng nhu cầu, vừa giảm chi phí cho người lao động, giảm ngân sách nhà nước, lại giúp người lao động sớm tìm được việc làm ổn định. Bà Nguyễn Thị Lâm Tuyền, Phó Chủ tịch công đoàn Tổng công ty Dệt-may Hòa Thọ cũng cho rằng: Lâu nay, doanh nghiệp vẫn thực hiện việc tự tuyển dụng và đào tạo công nhân theo tiêu chuẩn của mình. Nếu các trung tâm đào tạo có thể liên kết, tổ chức đào tạo theo đúng yêu cầu, có sự giám sát, kiểm tra chất lượng đào tạo của doanh nghiệp thì giảm chi phí đào tạo cho doanh nghiệp một khoản không hề nhỏ.
Theo ông Nguyễn Văn An, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH thành phố Đà Nẵng, hiện nay, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Đà Nẵng được phân công cho nhiều ngành, hội đoàn thể, nhiều cơ sở… Sự phân chia ấy một mặt giải quyết được bài toán đào tạo - việc làm trước mắt cho người lao động. Tuy nhiên, về lâu dài, việc đào tạo nghề theo kiểu giao chỉ tiêu, phân chia miếng bánh ngân sách mỗi ngành, hội, đoàn thể một ít, sẽ dẫn đến manh mún, hiệu quả thấp.
Chính quyền thành phố và các quận, huyện cần định hướng rõ kế hoạch phát triển từng năm, từng giai đoạn, giao nhiệm vụ đào tạo nguồn lao động vừa có chất lượng, vừa đáp ứng yêu cầu thị trường theo đúng quy hoạch, định hướng phát triển. Cần có những khuyến cáo, thậm chí là biện pháp hành chính trong việc phát triển ngành nghề ở khu vực nông thôn. Tránh tình trạng để nông dân tự phát trong sản xuất như hiện nay. Từ đó dẫn đến việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn vất vả chạy theo, tốn kém thời gian, công sức mà hiệu quả không cao. Chỉ khi công tác đào tạo nghề được chuẩn hóa, sát với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, sát với thực tế ở từng địa bàn nông thôn cụ thể, mới mang lại hiệu quả thiết thực.
Nhà nước cũng cần điều chỉnh kế hoạch đào tạo theo hướng giảm dần hệ thống trường đại học, cao đẳng thiên về lý thuyết, nghiên cứu, tăng dần hệ thống trường dạy nghề, trường thực hành, từng bước giải quyết thực trạng “thừa thầy thiếu thợ” như hiện nay. Có như vậy, lao động ở nông thôn mới có thêm việc làm, tăng thu nhập, hoặc có điều kiện ly nông, trở thành công nhân, thành lao động đô thị, từ đó góp phần đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Hợp tác cùng Thời Nay
Xem thêm:
Giải đáp những câu hỏi cơ bản về du học Nhật Bản
Những truyền thống lạ lùng của đại học Mỹ
Theo ngaynay.vnView more the latest threads:
- Chàng sinh viên biến bãi rác thành vườn hoa đẹp lung linh
- Lắp nhà vệ sinh cho học sinh chuyển giới 6 tuổi
- Chọn trại hè cho con cần chú ý điều gì?
- Phép toán khiến hàng ngàn người Nhật tranh cãi để tìm ra đáp án
- Bỏ xét tuyển theo nhóm trường, Bộ GD-ĐT có phạm luật?
- Phụ huynh rơi nước mắt với đề cương ôn thi học kỳ của con
- Hơn 3.000 luận án tiến sĩ đang ở đâu?
- Bảo vệ làm ngơ, đứng nhìn nữ sinh tát bạn bật máu
- Nữ sinh tát bạn bật máu: 54 phát chứ không phải 50 phát
- Không kỷ luật cô giáo ''Đất nước mình ngộ quá phải không anh?'
AnCruising Nha Trang an ninh...
Hôm nay, 03:49 PM in Nhà Đất - Bất Động Sản