Cuộc tranh luận bắt nguồn từ than thở của một ông bố về bài tập toán của con: “Toán lớp 1 mà bố cháu hoang mang quá. Tưởng tượng kiểu gì cũng chỉ ra được 3 hình tam giác, mà lại không nằm trong đáp án. Có bác nào ra được kết quả như sách không ạ?”








Bài toán tìm hình tam giác









Theo đó, bài toán yêu cầu học sinh tìm ra số hình tam giác có trong hình vẽ. Đồng thời đưa ra 4 đáp án là là 2, 6, 4 và 5 tam giác để học sinh lựa chọn.
Cũng như khá nhiều người tham gia bình luận, ông bố này chỉ tìm ra được 3 hình tam giác, không phù hợp với bất kỳ đáp án nào của đề bài.
Những người tham gia giải toán cũng không thống nhất ý kiến mà đưa ra hàng loạt đáp án khác nhau, từ 2 hình tam giác, cho tới 3, 4, 5, 6
Có người “phán đoán: “Tóm lại, người biên soạn sách sẽ cãi là bài này là để thử tư duy của các cháu. Các cháu phải thông minh mà ghi trả lời là 'không có đáp án nào đúng'”.
Cũng có ý kiến cho rằng nên “Nhìn đơn giản như các cháu lớp 1 bạn nhé, là 2 hình tam giác - hình to nhất và nhỏ nhất, không tính hình ở giữa. Kiểu như 1 cộng 1 bằng 2, các cháu biết ngay nhưng mấy vị người lớn còn suy diễn đủ kiểu”. Hay “Toán lớp 1 để trẻ lớp 1 nó xem, lấy cái đầu của “người già” nhìn không ra đâu”.
Tuy nhiên, “đề nghị” này cũng được nhận xét là “Không ổn”. Bởi “Có những cháu có tố chất nó sẽ nhìn ra hình thứ 3. Đừng nghĩ nó lớp 1 không biết. Vấn đề là các ông ra sách rõ ràng là bị sai sót”.
Từ bài toán này, nhiều người cũng tỏ ra lo ngại về việc sách giáo khoa, bài tập cho trẻ không được kiểm duyệt kỹ càng, quá nhiều lỗi, gây ảnh hưởng không tốt cho trẻ:
'Theo tôi nếu thật sự để các cháu tư duy thì người biên soạn nên để riêng 1 đáp án cho các cháu tự điền vào. Đã là chắc nghiệm thì phải có đáp án đúng. Nếu như các cháu suy nghĩ câu chắc nghiệm nào cũng như thế này thì hỏng mất. Qua việc này nếu là sai sót của khâu biên soạn, kiểm duyệt, in ấn, thì nên nghiêm túc rút kinh nghiệm.'
'Tôi nghĩ là do đề sai thôi. Chúng ta là người lớn, chúng ta nên thẳng thắn nhìn nhận mà sữa sai chứ... Đừng nên tìm lắm lý do bảo vệ cái sai. Vì theo tôi khi soạn 1 đề trắc nghiệm các đáp án thường đánh theo thứ tự có logic như là 1,2,3,4 hoặc a,b,c,d... Nên khi nhìn vào đáp án đề bài tôi nghĩ ngay đáp án A phải là 3 chứ không phải 2. Vậy nên đề in sai thôi'.
Trước đó, một bài Toán lớp 1 cũng khiến các phụ huynh đau đầu. Đó là câu hỏi trong cuốn 'Bài tập ôn luyện tự kiểm tra cuối tuần toán - Tập 1' của tác giả Hoàng Mai Lê, Nguyễn Đình Khuê (NXB Đại học Sư phạm). Cụ thể, bài số 4 yêu cầu học sinh làm phép tính '3 trừ mấy bằng 4' và '7 cộng mấy bằng 5'. Trong khi đó, học sinh lớp 1 đang học về phép cộng, trừ trong phạm vi từ 2 đến 9.







Đề bài trong cuốn 'Bài tập ôn luyện tự kiểm tra cuối tuần toán - Tập 1' của tác giả Hoàng Mai Lê, Nguyễn Đình Khuê (NXB Đại học Sư phạm)





Về sai sót này, Giám đốc NXB ĐH Sư phạm Nguyễn Bá Cường cho biết, sách này do đơn vị liên kết là Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị giáo dục Việt Nam chịu trách nhiệm nội dung và bản quyền. Nhận được thông tin, NXB đã có văn bản yêu cầu đơn vị liên kết đình chỉ phát hành và thu hồi cuốn sách này.
Xem thêm:

- Điểm danh những bài toán tiểu học gây tranh cãi gay gắt
- Băn khoăn trước những đề bài tiểu học đánh đố học sinh
Tuấn Minh (t/h)







Theo ngaynay.vn