Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước nằm ngay dưới chân núi Ngũ Hành Sơn






Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước - Ngũ Hành Sơn được hình thành có thể vào khoảng thế kỷ XVII, cách đây khoảng 400 năm, đã có một truyền thống hết sức lâu đời. Làng đá mỹ nghệ Non Nước do người thợ xứ Thanh - xứ Nghệ đi đến lập ấp tạo dựng. Lúc bấy giờ sản phẩm chủ yếu phục vụ đời sống gồm những hòn chì đá dùng để buộc neo tàu thuyền, các loại cối giã gạo, xay bột, sản phẩm điêu khắc bia mộ,..Đặc biệt làng nghề này có những chế tác Rồng, Phượng, Rùa, nghề phục vụ cho trang trí tại các chùa chiền, miếu mạo, lăng tẩm, cung đình. Những sản phẩm điêu khắc đá truyền nghề và phát triển qua nhiều đời , dần đi vào đời sống tinh thần, phản ảnh nền văn hoá truyền thống của một vùng dân cư với nghề điêu khắc đa mỹ nghệ.






Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước - Ngũ Hành Sơn được hình thành có thể vào khoảng thế kỷ XVII, cách đây khoảng 400 năm







Tọa lạc trong vùng đất Ngũ Hành Sơn, ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Champa từ Thánh địa Mỹ Sơn, làng đá mỹ nghệ là sự giao thoa một cách hài hòa của hai nền văn hóa Việt Cổ và Champa. Điều này đã tạo nên dòng chảy phong phú cả về sự sáng tạo lẫn hình tượng nghệ thuật để mang đến những tác phẩm đầy sức sống theo thời gian.






Sự sáng tạo lẫn hình tượng nghệ thuật phong phú giúp các nghệ nhân mang đến những tác phẩm có sức sống theo thời gian







Mỗi tác phẩm không chỉ được đục đẽo, mài gọt bằng bàn tay khéo léo, đôi mắt tinh anh mà ở đó, người nghệ nhân còn gửi gắm tình cảm và thổi hồn sức sống cho “đứa con” của mình. Du lịch Đà Nẵng đến làng đá, du khách sẽ được chìm đắm trong thế giới của vô vàn những dòng sản phẩm khác nhau với vẻ đẹp tinh tế đến từng góc cạnh.






Mỗi tác phẩm không chỉ được đục đẽo, mài gọt bằng bàn tay khéo léo, đôi mắt tinh anh của người nghệ nhân







Sản phẩm đá mỹ nghệ Non Nước - Ngũ Hành Sơn hết sức đa dạng và phong phú. Bên cạnh những đồ dùng thông dụng, thô sơ của cuộc sống đời thường như cái chày, cái cối, các bia mộ là những đồ trang sức hết sức xinh xắn, tinh tế, đủ các màu sắc, những đồ dùng trang trí, những vật dụng văn phòng như những chiếc vòng, chiếc nhẫn, chuỗi hạt, những con cóc chặn giấy bằng đá bích vân xanh biếc, những cặp sư tử hí cầu, những con đại bàng sải rộng cánh, những cặp cá thần tiên bằng đá cẩm thạch hồng hoặc thủy mặc, ... Những pho tượng vô cùng tinh xảo, đủ các kích cỡ, từ những pho tượng chỉ cao chừng vài chục centimét đến những pho tượng khổng lồ cao hơn người thật. Các sản phẩm mỹ nghệ của làng đá Non Nước- Ngũ Hành Sơn là những vật kỷ niệm đầy ý nghĩa của danh thắng đã theo chân các du khách có mặt ở nhiều nơi trên thế giới.






Sản phẩm đá mỹ nghệ Non Nước có đầy đủ chủng loại từ thô sơ, thông dụng đến tinh xảo











Những pho tượng vô cùng tinh xảo, đủ các kích cỡ là hình ảnh nhiều du khách ấn tượng mỗi khi đến với làng nghề 400 năm









Hiện nay, làng đá mỹ nghệ Non Nước có khoảng hơn 300 cơ sở sản xuất với hàng nghìn nhân công làm việc bận rộn suốt ngày đêm. Các cơ sở này nằm sát ngay danh thắng Ngũ Hành Sơn, rất thuận tiện cho việc trưng bày, mua bán sản phẩm, góp phần quảng bá văn hóa, du lịch miền đất Quảng đến với công chúng và bạn bè quốc tế.






Từng tác phẩm nghệ thuật ở đây đều được thổi hồn đầy sức sống







Du lịch Đà Nẵng đến với làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, du khách sẽ được chìm đắm vào khoảng không gian hữu tình, thơ mộng dưới chân núi Ngũ Hành Sơn huyền thoại, yên ả một cảm giác thanh bình. Bên cạnh đó là cơ hội chiêm ngưỡng vô vàn tác phẩm nghệ thuật khắc họa một bản sắc văn hóa đáng tự hào của dân tộc trong chuyến du lịch đáng nhớ.
Tây Nguyên (TH)
Xem thêm:
Năm 2016: Tối đa 500 khách được khám phá Sơn Đoòng

Những điều cần biết khi đi du lịch Huế





Theo ngaynay.vn