Kết quả 1 đến 1 của 1
-
07-27-2015, 09:31 PM #1Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Khám phá làng Tây Hồ giữa lòng xứ Huế mộng mơ
Làng Tây Hồ nằm bên dòng sông Như Ý của Thừa Thiên Huế
Về thăm làng nghề truyền thống Tây Hồ, du khách du lịch xứ Huế sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo, đặc sắc của từng chiếc nón bài thơ và ngắm nhìn quá trình làm nón trải qua 15 công đoạn khéo léo và tinh tế.
“Sao anh không về thăm quê em
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên”
Người dân Tây Hồ luôn tự hào vì quê mình là nơi xuất xứ của nón bài thơ xứ Huế.
Người dân Tây Hồ luôn tự hào vì quê mình là nơi xuất xứ của nón bài thơ xứ Huế. Chiếc nón bài thơ ra đời ở Tây Hồ như một sự tình cờ: Đó là vào khoảng năm 1959 - 1960, ông Bùi Quang Bặc - một nghệ nhân chằm nón lá, cũng là một người yêu thơ phú trong làng đã có sáng kiến làm nên nón bài thơ bằng cách, ép những câu thơ vào giữa hai lớp lá, tôn vinh thêm vẻ đẹp của chiếc nón (lúc đó, nón lá ở Huế chủ yếu được bán vào thị trường của các tỉnh phía nam). Hai câu thơ đầu tiên được ông Bặc ép vào chiếc nón là: “Ai ra xứ Huế mộng mơ / Mua về chiếc nón bài thơ làm quà”.
Nón - món quà lưu niệm đơn sơ, mộc mạc chứa đựng nhiều ý nghĩa
Ban đầu, nón bài thơ được người dân Tây Hồ làm để tặng người thân, không ngờ lại được mọi người yêu thích. Từ đó, những người làm nón ở Tây Hồ bắt đầu làm nón bài thơ hàng loạt, đưa ra bán ở thị trường. Những câu thơ được ép vào nón cũng đa dạng và phong phú hơn, thường là những câu thơ về Huế.
Chiếc nón lá ấy không chỉ là một sản phẩm thương mại mà còn là một nét văn hóa đặc trưng, biểu tượng riêng của xứ Huế. Chiếc nón bài thơ thủ công – những đứa con ra đời từ làng nghề chằm nón Tây Hồ không chỉ nổi tiếng bởi độ mỏng thanh, đường kim mũi chỉ đều đặn, chau chuốt, màu sắc hài hòa mà còn được đính kèm bởi những câu thơ thi vị và những bức tranh đẹp lung linh. Trong đó, sông Hương núi Ngự và cảnh quan thiên nhiên mảnh đất cố đô là những hình ảnh phổ biến được chọn cạnh bài thơ trên chiếc nón.
Nón không chỉ là một sản phẩm thương mại mà còn là một nét văn hóa đặc trưng, biểu tượng riêng của xứ Huế.
Khách du lịch xứ Huế cũng có thể chia sẻ, trò chuyện cùng những nghệ nhân làng nghề về niềm đam mê, tình yêu đối với những giá trị truyền thống. Đồng thời, bạn sẽ có dịp thử tài làm nón, sáng tạo chiếc nón độc đáo cho riêng mình.
Những chiếc nón lá có màu sắc, hình ảnh đa dạng, phong phú
Dạo quanh làng nghề Tây Hồ, du khách còn được mục sở thị những cánh đồng lúa bát ngát và thả hồn cùng cảnh quan thiên nhiên, khung cảnh làng quê mộc mạc, giản dị đặc trưng của mảnh đất cố đô.
Tìm về xứ Huế, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp những nàng thiếu nữ đương xuân dịu dàng, thanh lịch cùng chiếc nón bài thơ nghiêng nghiêng. Chiếc nón lá không chỉ giúp người phụ nữ Việt Nam đội đầu đi chợ, làm ruộng, che nắng hay che mưa mà còn là phụ kiện không thể thiếu bên tà áo dài thướt tha, duyên dáng.
Hình ảnh thiếu nữ trong tà áo dài kết hợp hài hòa với nón Huế tạo nên vẻ đpẹ dịu dàng, đắm say
Ngày nay, biết bao làng nghề truyền thống đang bị mai một, nhưng nghề làm nón lá ở Tây Hồ thì vẫn tồn tại với thời gian, bởi dân làng yêu thích và muốn lưu giữ nghề mà cha ông mình đã chọn. Tây Hồ còn là một địa chỉ du lịch của du khách trong và ngoài nước khi đến Huế.
Tây Nguyên (TH)
Xem thêm:
Về Bạc Liêu xem giải bóng chuyền VTV Cup 2015 chơi đâu, ăn gì?
Đảo Ngọc Vừng - điểm đến hoang sơ thích hợp trải nghiệm cuối tuần
Theo ngaynay.vnView more the latest threads:
- Khám phá miền Trà Lân
- Thung lũng cây hình vuông kỳ lạ trong miệng núi lửa
- Sự thật thú vị về bộ lạc khoét môi gắn đĩa ở châu Phi
- 10 món ăn đường phố đặc biệt nhất thế giới
- 7 vườn dâu được 'check-in ầm ầm' ở Đà Lạt
- SÀ BÌ CHƯỞNG – Món ăn 'Thành dân' tại Sài Gòn
- Kết quả xét nghiệm mẫu nước: Biển Đà Nẵng an toàn
- Hà Nội náo nức tổ chức Festival diều quốc tế
- Những quán ăn theo phong cách bao cấp giữa lòng Hà Nội
- Tháng 5 sẽ diễn ra Lễ hội du lịch mùa hè Lào Cai năm 2016
Dự án nhà phố cao cấp The Sol City...
Hôm qua, 09:00 PM in Nhà Đất - Bất Động Sản