Kết quả 1 đến 1 của 1
-
06-14-2015, 03:45 PM #1Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Những đặc sản "gắn kèm" với tên điạ danh nổi tiếng
Bánh cốm Hà Nội
Bánh cốm là món ăn dường như đã trở thành thương hiệu của Hà Nội. Ảnh: nasatourist.com
Khi muốn tìm một món ngon thực sự khác biệt thì bánh cốm lại chính là thứ để tìm về. Sở dĩ bánh cốm trở nên đặc biệt hơn hẳn so với những món ngon làm từ cốm khác là vì cốm không còn được giữ nguyên hạt như ban đầu mà được quyện thành lớp bánh dẻo cùng đường kính trắng.
Hình ảnh về thu Hà Nội luôn gắn liền với hương vị của bánh cốm. Ảnh: dulichthienthai.vn
Bánh cốm còn thường xuyên được xuất hiện trên mâm dẫn hỏi. Ảnh: antuonghanoi.com
Mỗi chiếc bánh mỏng chỉ to cỡ lòng bàn tay người lớn được gói giấy bóng kính trắng bên ngoài và được đựng trong những chiếc hộp xinh xắn màu xanh lá mạ chính là món quà ý nghĩa tặng khách phương xa khi có dịp ghé qua Hà Nội.
Bánh gai Nam Định
Nam Định là mảnh đất nổi tiếng với món bánh gai thơm ngon. Ảnh: Vietnamnet
Nam Định là mảnh đất sinh ra những chiếc bánh gai thơm ngon, dẻo ngọt và nó là thứ đặc sản tiêu biểu của đất Thành Nam này. Bánh gai Nam Định nổi tiếng nhất là Bánh gai Bà Thi. Đây là món bánh gai truyền thống giữ được hương vị nguyên bản của lá gai và gạo nếp. Cùng với nhân bánh là sự tổng hợp của nhiều nguyên liệu như đỗ xanh bỏ vỏ, thịt mỡ, lạc, sen, dừa… mỗi loại một chút nhưng những nguyên liệu đó đủ để hòa quyện vào nhau và tôn lên một mùi vị khác biệt, thơm ngậy và ngọt bùi.
Nhân bánh là sự tổng hợp của nhiều nguyên liệu như đỗ xanh bỏ vỏ, thịt mỡ, lạc, sen, dừa…Ảnh: Internet
Nói đến bánh gai là người ta nhắc ngay đến món bánh gai Bà Thi. Ảnh: gocom.vn
Những người con Nam Định về quê thăm quê rồi ra đi với những xấp bánh gai nằm lặng lẽ trong valy như gói ghém tâm tình của kẻ ở người đi, với man mác buồn vui của quê nhà yêu dấu cùng tấm lòng tha thiết về Thành Nam.
Bánh đậu xanh Hải Dương
Loại bánh làm từ hạt đậu xanh thơm hương đậu xanh, hòa quyện với mỡ lợn beo béo từ lâu đã trở thành thứ đặc sản mà bất cứ người dân Hải Dương nào cũng phải tự hào. Hương vị cổ truyền với bàn tay khéo léo, sự tỉ mẩn của người nghệ nhân đã tạo ra những chiếc bánh đậu xanh hảo hạng mà chỉ Hải Dương mới có. Bánh đậu xanh Hải Dương từng được tổ chức kỷ lục Châu Á xác lập kỷ lục đặc sản quà tặng.
Bánh đậu xanh là đặc sản mà bất cứ người dân Hải Dương nào cũng phải tự hào. Ảnh: vitalk.vn
Bánh đậu xanh thưởng thức cùng nước chè thanh đạm, đúng kiểu. Ảnh: Nhahang
Truyền thuyết kể lại rằng, chiếc bánh giản dị này cũng có một lịch sử phát triển rất li kỳ. Một lần,vua Bảo Đại kinh lý qua Trấn Hải Dương, đã được nhân dân nơi đây dâng lên một loại bánh làm từ đỗ xanh. Vua ăn thấy rất ngon và khen ngợi hết lời. Bánh có hương vị nhẹ nhàng, ngọt, mịn và rất phù hợp khi uống trà. Vua Bảo Đại sau khi về cung đã ban sắc lệnh khen bánh Đậu xanh Hải Dương. Trên sắc có in hình “Rồng Vàng” - biểu tượng Uy quyền của vua. Kể từ đó bánh Đậu xanh Hải Dương có tên mới là: “Bánh Đậu xanh Rồng vàng”.
Thưởng thức bánh đậu xanh ngon nhất là cùng với chén nước chè Thái Nguyên. Vị ngọt béo của bánh với vị chát, ngăn ngắt đắng của trà làm tôn lên vị ngon của bánh đậu xanh. Nhấm một miếng bánh và chiêu ngụm trà, sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh và hương thơm nhẹ nhàng của bánh lan toả.
Bánh pía Sóc Trăng
Dọc theo mọi con đường của tỉnh Sóc Trăng, du khách dễ dàng bắt gặp những chiếc bánh tròn, dẹp, nhìn đẹp mắt và có mùi vị ngọt ngào được bày bán tại nhiều cửa hàng. Đó là món bánh pía - đặc sản số một của vùng đất này.
Bánh Pía là đặc sản thơm ngon của Sóc Trăng. Ảnh: thienluong.vn
Thông thường, bánh pía Sóc Trăng có 2 loại là bánh pía khoai môn và bánh pía đậu xanh. Các công đoạn làm bánh đòi hỏi sự khéo léo và khá cầu kỳ. Đầu tiên, bột mì được cán mỏng để làm vỏ. Để có những lớp vỏ mỏng tang, người ta phải chế biến bột mì qua nhiều công đoạn như: trộn bột, cán mỏng và cuộn tròn... Khâu làm nhân bánh quan trọng từ việc lựa chọn nguyên liệu cho đến cách phối hợp hài hòa chúng với nhau để làm nên hương thơm riêng. Nhân bánh được thực hiện như sau: đậu xanh hoặc khoai môn đem hấp chính, chà nhuyễn, xào với đường rồi trộn chung với chút sầu riêng tươi, lòng đỏ trứng muối. Sau khi cho nhân vào vỏ bánh, người ta thoa bên ngoài vỏ bánh lòng đỏ trứng muối và đưa vào lò nướng.
Các công đoạn làm bánh đòi hỏi sự khéo léo và khá cầu kỳ. Ảnh: foody.vn
Được kết hợp hài hòa từ các nguyên liệu khác nhau, bánh pía Sóc Trăng đem lại cho thực khách một cảm giác rất đặc biệt: sự mềm, dẻo của lớp vỏ bánh; vị bùi bùi của khoai môn hay đậu xanh, vị ngọt thơm của hương sầu riêng, vị mặn và chút béo ngậy của trứng muối... Bánh pía Sóc Trăng có độ ngọt vừa phải và không quá béo, khiến thực khách không cảm thấy ngán.
Bánh pía Sóc Trăng đem lại cho thực khách một cảm giác rất đặc biệt. Ảnh: tourmientay.com.vn
Ăn bánh pía phải uống trà mới đúng kiểu. Cắn một miếng bánh, hớp một ngụm trà, bạn sẽ cảm thấy độ ngọt của bánh hòa cùng vị đắng của trà tan ra nơi đầu lưỡi. Thú ẩm thực tao nhã này đã trở thành một nét đặc trưng của văn hóa Sóc Trăng.
Bánh cáy Thái Bình
“Tuổi thơ ơi nhớ lắm bánh cáy theo tôi lớn khôn
Thời gian trôi, con lớn dần, con biết ước mơ của con là gì”
Lời ca trên của bài hát “Thái Bình mồ hôi rơi” do Sơn Tùng MTP thể hiện cũng đủ thấy bánh cáy là thức bánh gắn liền với tuổi thơ của những người con Thái Bình.
Bánh cáy là đặc sản nổi tiếng gắn liền với miền đất Thái Bình. Ảnh: monngonmoingay.net
Bánh cáy là thức bánh dân giã được làm từ đôi bàn tay khéo léo của người dân làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng. Xưa kia, bánh cáy là sản vật của người dân Thái Bình dùng để tiến vua.
Bánh cáy được làm từ gạo nếp, lạc, vừng và các gia vị cùng các loại lá, quả để tạo màu vàng, trắng, xanh. Nhưng khi nhìn bánh cáy với các màu vàng, trắng xen lẫn màu hồng, người giàu tưởng tượng đã có thể nhận ra nó giống như trứng cáy mà gọi luôn là bánh cáy chăng? Không biết truyền thuyết và suy đoán đúng bao nhiêu nhưng bánh cáy đúng là loại bánh dân giã mà ngoài Thái Bình không thấy nơi nào có.
Theo thời gian, bánh Cáy đã trở thành một món ngon đặc sản của quê lúa Thái Bình. Ảnh: vanhoa.gov.vn
Nét độc đáo của bánh cáy chính là sự kết hợp các nguyên liệu từ hoa màu trong đời sống, tạo nên một thứ bánh dẻo, thơm và có hương vị đặc trưng. Bánh cáy xắt miếng, nhâm nhi bên ấm trà xanh nóng vừa có vị ngọt, bùi, béo đan xen độ giòn, dẻo, dai mềm mại. Trong tiết trời se lạnh, vị cay nóng của gừng khiến cho người ăn cảm thấy ấm dạ, khoan khoái.
Tây Nguyên (TH)
Xem thêm:
Những món ăn nổi tiếng ở quê hương Hồ Ngọc Hà
Top 10 sân bay có sóng wifi khỏe nhất
Theo ngaynay.vnView more the latest threads:
- Khám phá miền Trà Lân
- Thung lũng cây hình vuông kỳ lạ trong miệng núi lửa
- Sự thật thú vị về bộ lạc khoét môi gắn đĩa ở châu Phi
- 10 món ăn đường phố đặc biệt nhất thế giới
- 7 vườn dâu được 'check-in ầm ầm' ở Đà Lạt
- SÀ BÌ CHƯỞNG – Món ăn 'Thành dân' tại Sài Gòn
- Kết quả xét nghiệm mẫu nước: Biển Đà Nẵng an toàn
- Hà Nội náo nức tổ chức Festival diều quốc tế
- Những quán ăn theo phong cách bao cấp giữa lòng Hà Nội
- Tháng 5 sẽ diễn ra Lễ hội du lịch mùa hè Lào Cai năm 2016
Vòng Đeo Râu Rồng - Điểm Nhấn Cá...
Hôm qua, 09:26 PM in Tin quảng cáo linh tinh