Kết quả 1 đến 1 của 1
-
12-14-2014, 08:00 PM #1Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Khám phá đỉnh núi huyền thoại nơi các đạo sĩ tu tiên đắc đạo
Lịch sử in dấu núi Nưa
Khu di tích núi Nưa hiện nay bao gồm có Am Tiên Bà Triệu ở (Bà chúa Thượng Ngàn), còn có các địa danh liên quan đến cuộc khởi nghĩa của Bà cũng được nhân dân thờ cúng như: Bái Bò (nơi nghĩa quân nuôi bò lấy thịt), cánh đồng Bể (nơi trồng lúa), làng Gạo (kho gạo), đồng Cấm cờ (nơi Bà dựng cờ khởi nghĩa (nơi Bà lấy nước), khe đá Bàn (nơi bàn kế hoạch)... Đặc biệt trên đỉnh Ngàn Nưa còn có khu đất bằng phẳng, rộng gần 200m2, được lưu truyền là Huyệt Đạo, đồng thời, cũng là trung tâm của nghĩa quân trước đây.
Chuyện xưa kể rằng dưới ách nô lệ tàn bạo do nhà Ngô gây ra, Triệu Thị Trinh đã cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt vào vùng Ngàn Nưa dấy binh dựng cờ khởi nghĩa. Khi bà dựng cờ khởi nghĩa, trời đã sai đá núi loan tin để tập hợp binh sỹ trong vùng. Đêm khuya, từ trong lòng núi có tiếng phát ra rằng: “ Có bà nữ tướng / Vâng lệnh trời ra/ Trị voi một ngà/ Dựng cờ mở nước/ Lệnh truyền sau trước/ Theo gót bà Vương” Vì thế, dân chúng trong vùng đã hưởng ứng nhiệt thành, có người còn đem theo cả bộ giáp vàng, khăn vàng... để dâng cho bà. Tuy nhiên, việc tập hợp binh sỹ đã gặp không ít khó khăn do dân chúng vùng Ngàn Nưa bị nhà Ngô bắt về đi lính cho chúng. Sách Giao Chỉ chí ghi: “Ngô thời phá tán, cá Na (Nưa) tam thiên dư nhân cơ hồ tận hỷ, tồn thập bát đinh” (Nghĩa là: Thời giặc Ngô xâm lược, vùng núi Nưa có hơn ba ngàn người chỉ còn 18 suất đinh). Dù khó khăn về tập hợp binh sỹ, nhưng vùng Ngàn Nưa lại là vùng đất có vị trí rất thuận lợi để làm căn cứ và bàn đạp cho cuộc khởi nghĩa là vùng căn cứ trọng yếu về mặt quân sự. Núi Nưa cao hơn 500m, nằm ở ven đồng bằng các huyện Nông Cống, Như Thanh, Triệu Sơn, chạy theo hướng Bắc – Nam và là bức tường thành nằm về phía Tây – Nam Thanh Hóa. Từ đây có thể mở rộng vùng hoạt động cho nghĩa quân và mở các cuộc tấn công khắp vùng Giao Châu và tiến ra Giao Chỉ. Sau này Nguyễn Trãi trong cuốn Dư địa chí, đã viết rằng: “Núi Na (Nưa), núi Tùng và sông Lương ở về Thanh Hóa là nơi đắc địa”. Hay như câu nói còn lưu truyền “Na sơn nhất phiến, nhất hộ thiên hạ” (Một tiếng hô ở núi Nưa chuyển cả thiên hạ). Sau một thời gian chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa, đầu xuân năm 248, Bà Triệu mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng cưỡi voi trắng xuất trận. Chỉ trong một thời gian ngắn, nghĩa quân của Bà đã đánh hơn 30 trận lớn nhỏ, khiến thành Tư Phố và các thành lũy khác của giặc liên tiếp bị thất bại. Viên Đô úy Cửa Chân là Lữ Đạt đã phải tháo chạy. Trước tình thế đó, triều đình nhà Ngô đã phải cử viên tướng Lục Dận (cháu Lục Tốn) đem hơn 8.000 quân tinh nhuệ sang đàn áp. Với những âm mưu thâm độc như mua chuộc, dụ dỗ, phân hóa các thủ lĩnh và kết hợp với binh lực nên cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu thất bại. Tuy nhiên, đến nay hình ảnh của Bà vẫn không mờ trong tâm trí người Việt. Ngưỡng vọng tấm gương cao quý của Triệu Thị Trinh trong cuộc khởi nghĩa chống ngoại xâm, nhân dân vùng Ngàn Nưa đã lập đền thờ bà trên đỉnh cao nhất của núi Ngàn Nưa.
Đường lên trong sương
Sáng sớm, con đường lên núi Ngàn Nưa còn chìm trong sương. Đi lên đỉnh Am không ai không xuýt xoa bởi vẻ hùng vĩ mà nên thơ trùng điệp. Con đường quanh co với những hàng cây hai bên đẫm đầy sương núi và những hồ nước rộng bao la xanh trong ngăn ngắt. Đến với thắng cảnh núi Nưa, trước hết chúng ta sẽ đi qua làng Cổ Định-Kẻ Nưa cổ kính, quê hương của “Người khổng lồ gánh núi, xẻ đồi” và vô số câu chuyện thần tiên kỳ thú khác, nơi sản sinh ra nhiều danh nhân lừng danh tên tuổi. Sau khi đi qua hàng cây cổ thụ hơn trăm năm tuổi, là phong cảnh làng xóm êm đềm, cổ kính bên dòng Lãn Giang. Để tới được đỉnh núi Nưa, khách bộ hành trước đây thường phải theo lối mòn từ chân núi (chỗ gần đền Nưa) để leo lên một cách vòng vèo, quanh co như hình rắn lượn. Đó chính là con đường cổ tích của Tu Nưa huyền thoại mà biết bao du khách ngày xưa đã từng bỏ công leo lên thưởng ngoạn “cảnh tiên” trùng điệp, quanh co, sâu thẳm và kỳ vĩ của Ngàn Nưa. Thế nhưng con đường đi ấy vô cùng khó khăn bởi lau lách cây dại giăng giăng. Đường là một lối mòn hun hút. Lòng mang mang một nỗi niềm hoang sơ khi đặt chân lên mảnh đất linh thiêng này. Đứng trên đỉnh núi Nưa ta có dịp nhìn về bốn phía. Cảnh sắc của vùng đất xứ Thanh bao la, hiện ra như những bức tranh thủy mặc với đủ các sắc màu lung linh, huyền ảo...
Đền thờ trên đỉnh Ngàn Nưa
[replacer_img]
1 trong 4 điểm huyệt đạo quốc gia trên đỉnh núi Nưa
[replacer_img]
Đường dẫn vào giếng ngọc Am Tiên trên đỉnh Ngàn Nưa
Động Am Tiên của vị ẩn sĩ thời Trần - Hồ mà sách xưa ghi chép là đỉnh cao nhất của dãy núi Nưa mà nhân dân quen gọi là đỉnh Am Tiên. Tuy đỉnh Am Tiên là khu đất rộng bằng phẳng với độ cao hơn 500m, nhưng vẫn có mạch nước ngầm chảy ra trong vắt và không bao giờ cạn, tạo thành một giếng nước tự nhiên rất đặc biệt, dân gian đặt là Giếng Tiên. Tương truyền rằng giếng đó chính là nơi dành cho Bà Triệu tắm. Dòng nước trong vắt chảy ra rừ mạch đá ngàn năm lặng lẽ soi bong mây trời. Có phải do tích tụ khí khiêng trời đất hay không mà nước ở đây có vị thơm dìu dịu. Thứ hương thơm tinh thiết của đại ngàn. Chúng tôi được cụ thủ từ Hà Thị Trông tặng một can nước từ giếng nước này về pha trà.
Trên đỉnh núi, ngoài động và giếng Tiên, còn có bàn cờ Tiên, vườn thuốc Tiên và vườn đào Tiên mà sử sách và truyền thuyết đã nhắc đến như một trung tâm của sự tu tiên đắc đạo. Ở vào nơi có cảnh trí hết sức quyến rũ và mơ mộng, nên đỉnh cao nhất của dãy núi Nưa không những là điểm tu tiên của vị đạo sĩ thời Trần - Hồ, mà còn có ngôi chùa cổ gọi là chùa Am Tiên. Nơi đây còn tập hợp các đền, miếu như: đền Chúa Thượng Ngàn (theo cách nghĩ dân gian đó là Bà Triệu hóa thân) và Tu Nưa (thờ vị đạo sĩ thời Trần-Hồ). Ngoài ra, còn có cả một khu vực thờ lộ thiên để thờ cúng Tản Viên Sơn Thánh. Một điều đặt biệt của đỉnh Am tiên là vùng huyệt khí . Không phải ngẫu nhiên mà khu vực Am Tiên trên đỉnh núi Nưa đã được người xưa và nay mệnh danh là vùng huyệt đạo rất thiêng của xứ Thanh . Khu huyệt khí này tích tụ linh khí của trời đất với đầy đủ ngũ hành ngũ hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Đứng ở nơi Huyệt khí này ta mới cảm nhận hết sự linh thiêng của tạo hóa, gió lộng bốn bề khiến bước chân đi loạng choạng và những thanh âm ù ù như có một vị thần tiên nào đó đang thổi một chiếc tiêu khổng lồ. Người xưa quan niệm chốn sơn cao tụ thủy, lại có phong khí cường thịnh hẳn là chốn giao hòa của trời đất.
Âm vang núi Nưa,
Núi Ngàn Nưa với nhiều di tích lịch sử cũng như nhiều di tích khác của đất nước bị tàn phá rất nhiều trong chiến tranh. Thế nhưng hôn thiêng song núi vẫn ẩn chứa nơi mảnh đất này. Chẳng thế mà hiện nay công trình tu sửa khu di tích đang được tiến hành hết sức cẩn thận. Đường lên đỉnh núi cheo leo nay đã được chính quyền và những người dân nơi đây tạo nên. Một con đường đất vắt chon von dẫn lên đỉnh núi đã giúp cho những du khách được chiêm ngưỡng cảm giác con người như đang hòa tan vào đất trời .
Theo ngaynay.vnView more the latest threads:
- Khám phá miền Trà Lân
- Thung lũng cây hình vuông kỳ lạ trong miệng núi lửa
- Sự thật thú vị về bộ lạc khoét môi gắn đĩa ở châu Phi
- 10 món ăn đường phố đặc biệt nhất thế giới
- 7 vườn dâu được 'check-in ầm ầm' ở Đà Lạt
- SÀ BÌ CHƯỞNG – Món ăn 'Thành dân' tại Sài Gòn
- Kết quả xét nghiệm mẫu nước: Biển Đà Nẵng an toàn
- Hà Nội náo nức tổ chức Festival diều quốc tế
- Những quán ăn theo phong cách bao cấp giữa lòng Hà Nội
- Tháng 5 sẽ diễn ra Lễ hội du lịch mùa hè Lào Cai năm 2016
Dragon Sky View nằm sát công viên...
Hôm qua, 10:12 PM in Nhà Đất - Bất Động Sản