Công đoạn làm bánh dày rất công phu và tỉ mỉ. Trước tiên, phải chọn nếp nương trắng, thơm, hạt to đều, khi đồ lên sẽ cho xôi dẻo. Gạo được vo qua, ngâm bằng nước suối từ 2 đến 3 tiếng, sau đó vớt ra để ráo nước rồi cho vào chõ làm bằng gỗ để đồ xôi. Thời gian đồ xôi khoảng một tiếng thì cơm mới chín kỹ. Đồ nếp xong, lúc xôi còn đang nóng thì phải mang ra giã luôn, nếu để nguội mới giã thì bánh không nhuyễn, cứng, khô và khi nặn thì bánh sẽ bị nứt nẻ, không ngon. Người Mông còn chọn nguyên liệu là hạt vừng rang lên, giã nhỏ để trộn với xôi, bỏ vào cối và dùng chày giã nhuyễn, mịn, dẻo.





Giã xong, các chị, các mẹ lấy lòng đỏ trứng gà xoa tay và lá gói để nặn và gói bánh không bị dính, cũng như tạo hương vị thơm của bánh. Bánh được vắt và nặn thành hình tròn thể hiện cho trời và đất, sự tròn trĩnh và no đủ khi thờ cúng tổ tiên. Làm bánh dày còn thể hiện tinh thần thượng võ, đức tính cần cù, dẻo dai của người Mông chống chọi với thiên tai, khó khăn của vùng sơn cước.










Trong các ngày lễ, Tết chính quyền xã, huyện thường tổ chức ngày hội Mông và môn thi giã bánh dày được đưa vào nội dung thi tranh tài, gay cấn giữa các đội.












Làm bánh dày cần chuẩn bị kỹ các nguyên liệu, vật dụng.












Phần đồ và nấu xôi, làm bánh do người phụ nữ đảm nhận vì cần sự khéo léo.












Nếp được đồ chín, đổ vào cối và trộn với vừng giã nhỏ để giã lúc còn nóng để bánh được dẻo và thơm ngon.












Đàn ông có sức khỏe nên đảm nhiệm việc giã xôi nếp cho nhuyễn và mịn, vì công đoạn này rất nặng nhọc.












Giã nhuyễn xôi nếp, dỡ bỏ ra mẹt và vắt tròn bằng nắm tay rồi ép dẹp, gói vào lá chuối.












Bánh ép dẹp tròn và gói bằng lá dong hay lá chuối tươi để giữ bánh lâu.












<h3>
</h3>
Trong ngày hội, người Mông làm bánh và mang mời khách đến chơi hội.












Đến với ngày hội Mông, được thưởng thức món bánh dày thơm ngon, du khách nào cũng vui bởi sự hiếu khách của người Mông.






Theo ngaynay.vn